5W1H được coi là một khung xương cơ bản và quan trọng nhất khi xây dựng nội dung của kế hoạch Marketing. Dựa vào phần “xương sống” này, bạn có thể định hình ra một kế hoạch Marketing chính xác một cách nhanh nhất.
Vậy 5ww1h nghĩa là gì? Nó có vai trò thế nào trong xây dựng kế hoạch Marketing hoàn hảo? bài viết này của chúng tối sẽ giúp quý vị tìm được câu trả lời!
5W1H là gì?
5w1h được biết đến là một nguyên tắc quan trọng trong xây dựng nội dung và kế hoạch Marketing. Đây là một bộ khung quan trọng thường được các Marketer nghiên cứu trước khi tiến hành xây dựng và phát triển thành nội dung hoàn hảo. Dựa trên bộ khung đã nghiên cứu, các Marketer có thể phát triển tư duy của mình để xây dựng một kế hoạc Marketing hoàn hảo và chính xác nhất.
Cụ thể, 5w1h là từ viết tắt chữ cái đầu tiên của 6 câu hỏi quan trọng, bao gồm:
What (Cái gì)
- Sự kiện đó là cái gì?
- Nội dung của nó đề cập đến vấn đề gì?
- Cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?
When (Khi nào)
- Vấn đề ấy xuất hiện vào khi nào?
- Sự kiện ấy diễn ra khi nào?
- Khái niệm ấy xuất hiện khi nào?
Why (Tại sao)
- Tại sao lại diễn ra sự kiện này?
- Tại sao nên quan tâm đến vấn đề này?
- Tại sao cần lựa chọn sản phẩm/dịch vụ này?
Who (Ai, cái gì, con gì?)
- Ai là đối tượng chính của vấn đề? (công ty/doanh nghiệp của bạn)
- Ai là đối tượng mà vấn đề cần hướng tới? (khách hàng mục tiêu)
- Ai là đối tượng phụ cần lưu tâm? (nhóm khách hàng tiềm năng)
Where (Ở đâu)
- Sự kiện được diễn ra ở đâu?
- Địa điểm thích hợp để tổ chức là nơi nào?
- Các đói tượng nhắc đến ở trên họ ở đâu?
How (Bao nhiêu/Như thế nào)
- Dự án này sẽ phải tốn bao nhiêu chi phí?
- Dự án này sẽ được triển khai như thế nào?
Trong Marketing, nguyên tắc 5W1H giống như kim chỉ nam cho các Marketer trong quá trình xây dựng kế hoạch Marketing. Lối tư duy này sẽ giúp các Marketer phủ định những gì họ đưa ra cho đến khi những kết quả họ đưa ra là hoàn toàn chính xác. Ngược lại, nếu không dựa trên sơ đồ 5W1H, họ sẽ rất dễ bị ngộ nhận khi tự cho những ý kiến và lý lẽ mà bản thân đưa ra là đúng. Điều này sẽ dễ dẫn đến sai lầm rất lớn và gây ra sự thất bại trong bản kế hoạch của họ. Bởi lẽ, những kết quả mà Marketer đưa ra chỉ được dựa trên cảm tính của họ chứ không được nhìn nhận từ những sự đánh giá khách quan dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
Không chỉ có ý nghĩa trong Marketing, nguyên tắc 5w1h còn có giá trị xuyên suốt trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống như: thuyết trình, quản trị doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học, báo chí,…
Vì sao xây dựng kế hoạch Marketing phải dùng nguyên tắc 5w1h?
Bởi vì trong Marketing cũng như nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống, 5w1h mang lại những lợi ích quan trọng sau:
- Giúp xây dựng được kế hoạch cụ thể với cái nhìn bao quát trên nhiều khía cạnh mà vấn đề đó cần tác động tới.
- Sự kết hợp linh hoạt và liên kết chặt chẽ giữa 5w1h mang đến cái nhìn toàn diện cho những người sử dụng nó. Nhờ tư duy 5w1h, bạn sẽ nhận ra những điểm phản biện lại nhau cần được sửa đổi. Tự bản thân bạn sẽ tham gia vào quá trình sửa đổi những vấn đề mà chính mình vừa tư duy xong. Từ đó, phương pháp này sẽ giúp bạn tránh được hiện tượng ngộ nhận mọi lý lẽ, ý kiến của bản thân là đúng, tránh được những sai lầm chủ quan dẫn đến thất bại.
- Trong mọi lĩnh vực và nhất là Marketing, nếu bạn nhìn nhận vấn đề từ cảm tính tất sẽ đem lại những hậu quả nghiêm trọng khó lường trước được. Do vậy, vận dụng 5w1h chính là cách để giúp bạn có một cái nhìn khách quan, toàn diện hơn và đem lại hiệu quả chính xác nhất.
Phương pháp xây dựng kế hoạc Marketing hoàn hảo với 5w1h
Bước 1: Xác định sản phẩm, dịch vụ của bạn (WHAT?)
- Sản phẩm của bạn là gì?
- Sản phẩm của bạn có những đặc điểm nổi bật gì?
- Những đặc điểm ấy có giá trị gì?
Ví dụ:
- Sự mới mẻ so với các sản phẩm tương tự trên thị trường?
- Tính hiệu quả của nó như thế nào?
- Chuyên biệt hóa ra sao?
- Có khả năng thực hiện công việc nào đó độc đáo hay không?
- Giá trị cảm nhận: Thiết kế đẹp không? Bao bì có thân thiện và bắt mắt không?…
- Giá trị thương hiệu sản phẩm của bạn trên thị trường là gì? Sản phẩm của bạn có vị thế gì trên thị trường?
- Giá cả khi so sánh với các sản phẩm tương tư thế nào?
- có phải là một sản phẩm giúp giảm chi phí hay không?
- Hoặc có thể giảm thiểu rủi ro trong một vấn đề nào đó không?
- Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có dễ tiếp cận, dễ sở hữu không? Chính sách giao hàng, thanh toán, hướng dẫn sử dụng, bảo hành ra sao?…
- Thuận tiện hơn cho khách không?
Bước 2: Xác định khách hàng (WHO?)
- Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
- Ai là người mua? Ai là người sử dụng? Ai là người ảnh hưởng đến người quyết định mua hàng?
- Ai là người phân phối? Ai là người dùng cuối cùng?
- Thuộc loại hình Business to Business hay Services hay Products?..
- Phân khúc : Cao cấp, Trung bình hay cấp thấp? Đây là yếu tố quyết định giá bán sản phẩm, kênh phân phối, thiết kế bao bì và kênh truyền thông phù hợp.
Bước 3: Xác định khách hàng của bạn ở đâu? (WHERE?)
- Bạn có thể sẽ tìm kiếm họ ở đâu? Thông qua các phương tiện nào?
- Khách hàng của bạn sẽ chủ động mua hàng hay bị động?
- Khách hàng thường tập trung đông nhất ở những địa điểm nào?
- Sản phẩm và mức giá bạn đưa ra sẽ phù hợp với khu vực nào?
- Khách hàng sẽ tìm kiếm và mua hàng trên những kênh phân phối nào là chính?
- Khách hàng sẽ chủ động tiếp cận với sản phẩm dịch vụ của bạn qua những kênh truyền thông nào? (Facebook, Forum, Mass media/OOH/Printed….) Bạn sẽ chủ động tiếp cận khách hàng qua những kênh truyền thông nào? (Google/CC/Youtube)
- Hành vi mua hàng sẽ đi như nào?
Bước 4: Khi nào thích hợp để quảng bá và bán sản phẩm? (WHEN?)
- Thời điểm nào mang tính bùng phát nhất hoặc dễ truyền thông nhất?
- Ngày lễ nào?
- Dịp nào?
- Ngữ cảnh xã hội nào?
- Ngữ cảnh văn hóa nào?
- Ngữ cảnh vùng miền nào?
Bước 5: Vì sao khách hàng nên quan tâm đến sản phẩm của bạn? (WHY?)
- Về vấn đề lý tính sản phẩm :
- Hiệu quả có tốt hơn không?
- Sản phẩm có gì đặc biệt? Có khả năng làm tốt 1 tính năng gì đó không? Chẳng hạn như dễ sử dụng hơn, tiết kiệm năng lượng hơn,…
- Sản phẩm có giúp tiết kiệm thời gian hay công sức hoặc chi phí không? Vì sao?
- Chính sách bán hàng, vận chuyển, bảo hành, thanh toán có thuận tiện cho khách hàng khi mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn không?
- Sản phẩm có ưu điểm gì nổi bật? có tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái thuận tiện hơn không?
- Đảm bảo mang lại sự chắc chắn, uy tín chất lượng hơn?
- Chương trình ưu đãi đặc biệt anò dành cho khách? (giảm giá khuyến mãi, tặng quà)
- Vấn đề về giá trị cảm tính
- Giá trị cấp bách: ngữ cảnh xã hội, thời vụ, thời tiết, cảm xúc trạng thái, gây tò mò muốn dùng thử -> Giải quyết nhu cầu cấp bách
- Giá trị niềm tin: Thương hiệu của bạn làm tốt nhận diện và định vị khác biệt, khẳng định niềm tin về xuất xứ nguồn gốc, đòn bẩy niềm tin từ khách hàng cũ và các loại đòn bẩy khác.
- Giá trị cảm tính mang tính tầng lớp, vùng miền: Sản phẩm của bạn phù hợp với phân khúc khách hàng hoặc văn hóa vùng miền nào?
- Giá trị cảm tính về cảm giác mua hàng: sản phẩm sẽ đáp ứng giải quyết được sự lo lắng, cảm giác mất mát.
- Giá trị cảm tính tương lai, lợi ích tương lai – chi phí cơ hội, hậu mãi, chăm sóc khách hàng, bảo hành…
- Giá trị cảm tính cái tôi, sự tôn trọng, triết lý sống: Thể hiện bản thân và sự tôn trọng đối với khách hàng.
- Giá trị liên tưởng gia tăng: Các giá trị mang tính liên tưởng, tỉnh cảm thương hiệu…
Bước 6: Lên ý tưởng bán hàng và ý tưởng truyền thông thương hiệu như thế nào? (HOW?)
- Tổng hợp từ các dữ liệu đã tìm ra ở những phần trên sẽ phát triển và xây dựng thành Chiến lược thương hiệu cùng ý tưởng truyền thông cho thương hiệu
- Từ các mục WHAT, WHY sẽ tìm ra ý tưởng choc hiến lược bán hàng sao cho hiệu quả nhất.
- Dự trù kinh phí cho từng khoản và tổng kết chiến lược này sẽ tiêu tốn bao nhiêu?
Như vậy, nguyên tắc 5w1h đã phát huy tối đa giá trị và ý nghĩa của nó trong việc giúp các marketer tạo ra một kế hoạch Marketing hoàn hảo nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, giúp các bạn tránh được tối đa các sai lầm chủ quan, tránh nguy cơ kế hoạch thất bại thảm hại.