Có thể có người nghĩ rằng những người khiêm tốn sẽ không nổi tiếng hơn những người tài giỏi khác, không thể hiện được tài năng hay hiểu biết của mình nên không được nhiều người kính trọng, tỏa sáng, tuy nhiên cách hiểu đó hoàn toàn sai lầm, vậy khiêm tốn là gì? 9 đức tính của người khiêm tốn là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người, nó được thể hiện qua lời nói, cử chỉ và hành động của người có đức tính khiêm tốn với người xung quanh. Khiêm tốn giúp con người sống tích cực, làm phong phú kiến thức, kinh nghiệm, uy tín và nhận được sự yêu mến từ người khác.
Ngoài ra khiêm tốn còn là biết được những thứ mình chưa hiểu hết và nỗ lực tìm hiểu nó, tìm cách học hỏi từ người xung quanh mình và không quan tâm đến công việc của họ, học cách lãnh đạo người khác bằng cách hỗ trợ họ từ phía sau. Và dám nhận những phản hồi chân thật, không ngủ quên trên chiến thắng của mình.
Những người có đức tính khiêm tốn sẽ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng hay nói qua về những gì mình có, do đó tạo được sự gần gũi, đồng cảm và nhận được sự yêu mến từ những người xung quanh.
Ý nghĩa của đức tính khiêm tốn
Khiêm tốn là một đức tính vô cùng tốt đẹp, những ý nghĩa của đức tính khiêm tốn để bạn có thể noi theo:
- Trong công việc không khoe khoang cố chấp, dành tất cả tâm huyết tới kết quả cuối cùng, bạn sẽ nhận được thành công.
- Biết ơn sự giúp đỡ của mọi người với lòng thành kính, bạn sẽ nhận được sự thật lòng.
- Tôn trọng người giỏi hiểu biết hơn mình học hỏi từ họ và nhường nhịn giúp đỡ người yếu hơn mình, chia sẻ những kiến thức mình biết cho họ, bạn sẽ nhận được sự yêu mến của người khác.
- Chăm chỉ học hỏi trau dồi bản thân, luôn cầu thị sự hiểu biết, không cầu thị sự thể hiện, bạn sẽ nhận được thêm kiến thức và sự kính trọng từ người khác.
- Hoàn thành mục tiêu công việc, vì đó là thước đo giá trị của bản thân mình, không vì sự thỏa mãn, vì sự thể hiện hay vì lợi ích cá nhân.
9 đức tính của người khiêm tốn
Trong xã hội ngày nay, chúng ta đều phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để hoàn thiện bản thân mình hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, trong có một đức tính mà bạn không thể bỏ qua chính là khiêm tốn. Khiêm tốn sẽ giúp ta tránh xa kiêu căng, tự cao tự đại, hòa đồng nhanh chóng, được nhiều người yêu mến.
Biết bao dung
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” bao dung và độ lượng sẽ làm đẹp tâm hồn chính bạn, lòng bao dung là chìa khóa để mở cánh cửa bước vào trái tim người khác.
Biết bao dung là sự rộng lượng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, người có lòng khoan dung luôn cư xử rộng lượng, biết cách giữ các mối quan hệ tốt đẹp hơn, khoan dung là sợi dây vô hình nối liền trái tim với trái tim, giúp những người phạm phải sai trái có cơ hội để sửa sai từ đó mối quan hệ sẽ mật thiết hơn.
Trong cuộc sống không phải chỉ có một màu hồng, không chỉ có tình yêu và niềm hạnh phúc, cũng có những bất hạnh và nỗi đau riêng, vì thế hãy để sự bao dung, độ lượng của ta tha thứ cho những lỗi lầm của nhau, làm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhưng để có lòng khoan dung, thì bạn cần có một trái tim biết lắng nghe và dùng lý trí để thấu hiểu, phân tích những sai lầm mà bao dung với người đó.
Biết ơn
Biết ơn là một cụm từ rất quen thuộc đối với chúng ta nhưng không phải ai cũng thực hiện được hết ý nghĩa của nó. Biết ơn ông bà, cha mẹ, biết ơn thầy cô, đã bao bọc, chăm sóc, dạy dỗ mình.
Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác, trong cuộc sống đôi khi bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ nhiều người khác nhau, có thể là khi bạn vấp ngã sẽ có người đưa tay ra đỡ bạn, biết ơn người đã đẩy bạn ngã để bạn học được cách đề phòng và nhận được sự giúp đỡ từ người khác.
Biết ơn những gì ta đang có, biết ơn để nhận ra thiếu sót của bản thân chứ không phải săm soi những lỗi của người khác.
Không nên so sánh
Một trong những thói quen không tốt của con người chính là so sánh, họ thường so sánh hơn thua với người khác, so sánh với cuộc sống của người khác mà không cố gắng để biến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Do đó để khiêm tốn thì tuyệt đối đừng nên so sánh, con người ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu vì vậy đừng cố so sánh mình với người khác, hãy dành thời gian để thực hiện cái yếu của mình tốt hơn.
Thường xuyên giúp đỡ người khác, tuy nhiên tránh nói nhiều về những việc làm tốt của bạn mà thay vào đó để mọi người tự nhận ra rằng bạn đang làm những điều tốt cho họ.
Biết lắng nghe, thấu hiểu
Một người biết lắng nghe và thấu hiểu sẽ nhận được sự tin tưởng từ phía người khác, bạn hãy lắng nghe ý kiến của người khác, tuy nhiên những ý kiến đó để bạn tham khảo chứ đừng thụ động nghe theo,
Hãy tự tin lắng nghe người khác nói, có thể bạn không hiểu biết tất cả nhưng khi lắng nghe bạn sẽ có thêm kiến thức mới, trau dồi thêm hiểu biết của mình về vấn đề mà bạn không hiểu rõ.
Khen chân thành
Trong cuộc sống chắc chắn bạn đã nhận được rất nhiều lời khen và bạn cũng đi khen người khác rất nhiều tuy nhiên bao nhiêu câu là lời khen chân thành? Bao nhiêu câu là khen xã giao và bao nhiêu câu là lời khen mỉa mai?
Khi bạn khen một lời khen chân thành là biểu hiện của lòng biết ơn và sự khiêm tốn của mình, rằng bạn thừa nhận khả năng của người khác và sẵn lòng học hỏi từ họ những kiến thức mà bạn không biết.
Lời khen chân thành là biểu hiện của cái tôi của bạn không còn nữa hoặc là giảm đi rất nhiều, bạn chấp nhận sự thật rằng mình không bằng họ và dành cho họ những lời khen ngợi, khi bạn khen một ai đó một cách chân thành thì sẽ giúp bạn hoàn thiện việc đánh giá đúng giá trị của bản thân.
Tìm cái thiện trong con người mình
Có lẽ ai cũng nghĩ rằng mình là một người lương thiện? Bạn lương thiện vì bạn không phạm pháp? Không giết người cướp của? đúng một phần, tuy nhiên công cuộc đi tìm cái thiện trong con người mình không chỉ là không làm việc ác, mà còn là làm những việc thiện bằng cách giúp đỡ những người xung quanh mình mà không mong nhận được hồi đáp.
Bạn có thể làm những điều tốt từ nhỏ nhặt đến to lớn như dắt một cụ già qua đường hay cứu rỗi một sinh mạng người khác, khi đó cái thiện trong con người bạn cũng thể hiện đức tính khiêm tốn của bạn.
Chấp nhận giới hạn của bản thân
Con người không một ai là hoàn hảo, chắc chắn bạn sẽ có những thiếu sót mà ngay cả chính bạn cũng không nhận ra, có thể là yếu kém về thể chất, tinh thần, hay nhận thức… bạn cần tự nhận thức được sự thật đó và cố gắng để hoàn thiện nó hơn, đừng vì nó không được hoàn hảo mà che giấu nó, đây là một quyết định sai lầm.
Hãy thừa nhận sự thật đó và khiêm tốn nhận sự giúp đỡ từ người khác, có thể bạn nhận sự giúp đỡ của người này nhưng chính bạn cũng đang giúp đỡ rất nhiều người khác, hãy thản nhiên đón nhận nó.
Nhận ra khuyết điểm của mình
Có rất nhiều người hiện nay đặt cái tôi lên quá cao, họ biết mình sai nhưng lại không muốn hay không thể hạ cái tôi xuống để nhận sai, điều này sẽ khiến bạn trở nên kiêu căng, tự phụ.
Hãy lắng nghe những dấu hiệu, sự góp ý, lời khuyên từ phía người khác, đón nhận những khuyết điểm của mình và cố gắng thay đổi nó. Bạn phải tự nhủ rằng mình chưa hoàn hảo để cố gắng hơn nữa, tìm ra những khuyết điểm của mình và biến nó thành động lực để phấn đấu.
Biết giúp đỡ người khác
Muốn nhận được sự giúp đỡ của người khác thì trước tiên bạn cũng phải học cách cho đi, bạn nhận sự giúp đỡ của người khác với lòng thành kính và biết ơn, thì bạn cũng hãy cho đi sự giúp đỡ chân thành của mình với người khác, đây là cách để con người gắn kết với con người nhanh chóng nhất. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn, nếu con người học được cách giúp đỡ nhau thay vì đứng nhìn bên ngoài.
Hãy làm cho người khác điều mà bạn muốn người khác làm cho mình, chỉ có cho đi mới có tư cách để nhận lại, đừng ích kỷ chỉ nhận sự giúp đỡ của người khác và cho rằng đó là điều hiển nhiên.
Chỉ khi nào hiểu được thế nào là khiêm tốn, chúng ta mới có thể phát triển không ngừng và nâng tầm bản thân, bạn không cần phô trương cũng có thể nhận được sự kính trọng từ phía người khác một cách tin phục nhất.