Ở Việt Nam 3 năm trở lại đây, thu nhập bình quân đầu người tăng 440USD so với năm 2015. Từ đó, Việt Nam đang được cho là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Nhưng lại đứng trước vấn đề phân hóa giàu nghèo cực mạnh. Vậy lời khuyên nào dành cho nền kinh tế tăng trưởng nóng như Việt Nam?
Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2018
Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của nước ta ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương với 2.587 USD, đã tăng 198 USD so với 2017.
Nhìn chung, so với thu nhập bình quân đầu người dự kiến cho 2018 mà Chính phủ đưa ra đã cao hơn 47 USD, bởi GDP cả năm 2018 tăng 7,08% so với 2017.
Bên cạnh đó, ước tính năng suất lao động của toàn nền kinh tế tính theo giá hiện hành năm 2018 là 102 triệu đồng/lao động (4.512 USD/lao động), tăng 346 USD so với năm ngoái. Năng suất lao động năm 2018 được cho rằng cao hơn nhiều mức tăng của 2016, 2017. Do lực lượng lao động được bổ sung và số lượng lao động có việc làm tăng cao.
Ngoài ra, nếu tính thu nhập bình quân đầu người 2018 theo giá sức mua (PPP) thì đạt khoảng 7.640 USD, mức tăng trung bình 6% hàng năm. Với thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2017 tính theo giá sức mua là 6.450 USD, năm 2016 là 6.040 USD. Dự kiến với tốc độ tăng trưởng nên kinh tế như mất năm gần đây thì đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 8.580 USD.
Ở Việt Nam, chênh lệch giàu – nghèo đang ở mức nào?
Nền kinh tế của nước ta phát triển vượt bậc trong hai thập niên qua. Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng nhanh đã tạo nên một nhóm người giàu, thậm chí là siêu giàu ở Việt Nam.
Theo báo cáo của Oxfam (2017), năm 2014 Việt Nam đã có 210 người siêu giàu (sở hữu mức tài sản ròng trên 30 triệu USD), chiếm khoảng 12% GDP cả nước. Dự kiến con số này sẽ tăng lên 403 tại năm 20025. Oxfam cũng từng ví von rằng, thu nhập của người giàu nhất Việt Nam một ngày bằng 10 năm thu nhập của người nghèo nhất. Họ nhấn mạnh thêm, với số tài sản này có thể đưa toàn bộ 13 triệu người nghèo được thoát nghèo ngay lập tức.
Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) thì khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu với các nhóm khác (nghèo, cận nghèo, trung bình, cận giàu) tăng nhanh trong giai đoạn 2004 – 2014. Từ đó tạo nên khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn. Thậm chí, khảo sát năm 2016 của Oxfam đã cho thấy khoảng cách này lên đến 21 lần, còn với khảo sát của VHLSS năm 2010 là 8,5 lần, năm 2012 là 9,4 lần.
Xem xét ở một khía cạnh khác, có thể thấy khoảng cách giàu – nghèo sẽ ngày càng rõ ràng từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tại các thành phố lớn, có không ít siêu xe, túi xách, đồ hàng hiệu trị giá bằng cả hàng chục năm thu nhập của người nghèo. Trong khi đó ở vùng sâu cùng xa, vẫn còn một bộ phận không nhỉ những hộ gia đình đang sống trong những ngôi nhà sơ sài, tạm bợ, thiếu thốn rất nhiều đồ dùng sinh hoạt cơ bản, từ vệ sinh đến nước sạch.
Ngoài ra , nếu tính GDP theo phương pháp thu nhập thì tổng GDP Việt Nam đạt khoảng 200 tỉ đô la Mỹ, tương ứng với mức thu nhập của khoảng 55 triệu lao động với thu nhập bình quân 3.600 USD/năm (tương đương 7 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, trong đó có đến 18 triệu lao động không chính thức, chỉ được mức lương bằng 2/3. Vậy mức thu nhập còn lại khoảng 21,6 tỉ USD sẽ phân bổ cho ai?
Hiện nay, không khó để thấy nhóm người giàu trong xã hội Việt Nam chia làm hai nhóm chính: kinh doanh và quan chức. Với bộ máy tổ chức như hiện nay, ước tính có khoảng 250.000 quan chức (tính từ cấp phó trở lên) và có hơn 100.000 doanh nhân thành công (trong 600.000 doanh nghiệp đăng kí hoạt động). Vậy nên 21,6 tỉ USD chia đều cho 350.000 người kể trên thì thu nhập bình quân của mỗi người khoảng 61.700 USD/năm, tương đương 120 triệu đồng/tháng.
Như vậy có thể thấy, chỉ với một nhóm nhỏ trong xã hội đã có thu nhập trung bình gấp 17 lần những người làm công bình thường và gấp 113 lần nhóm người nghèo. Từ đó có thể dễ dàng nhận thấy khoảng cách giàu – nghèo ở đây.
Chênh lệch giàu nghèo – Vấn nạn của các nước tăng trưởng nhanh
Bên cạnh những tin vui mà tăng trưởng kinh tế mang lại thì khoảng cách giàu – nghèo đang trở thành một vấn nạn của các nước đang phát triển, nhất là những đất nước tăng trưởng nhanh chóng như Việt Nam.
Dù tăng trường kinh tế khiến thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Thế nhưng tốc độ tăng của người giàu nhanh hơn gấp nhiều lần người nghèo khiến khoảng cách giàu – nghèo ngày càng tăng. Ngoài ra, quá trình chuyển đổ mô hình kinh tế ở một số nước cũng tạo ra một tầng lớp người giàu mới và giàu nhanh.
Không chỉ có vậy mà việc chi phí tăng còn có thể khiến nhóm trung lưu có nguy cơ chuyển xuống nhóm thu nhập thấp.
Vậy, lời khuyên để tránh bình trạng này là gì?
Vấn đề bình đẳng thu nhập trong xã hội là một trong những mối quan tâm lớn của các nước phát triển. Bởi Chính phủ cũng nhận ra rằng, bất bình đẳng thu nhập có thể kéo theo nhiều các vấn nạn của xã hội như: thất nghiệp, tỷ lệ tội phạm gia tăng, …
Vậy nên, các quốc gia đó đã tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm giảm sự bất bình đẳng về thu nhập, đặc biệt là về giáo dục và y tế. Như vậy, người nghèo được đảm bảo ở các điều kiện sống tối thiểu và có các quỹ an sinh xã hội giúp đỡ.
Ngoài ra, cũng có một số giải pháp để rút ngắn khoảng cách của giàu – nghèo như sau:
- Thứ nhất, nhóm người giàu được hướng đến khoản thuế lũy tiến và thuế tài sản ròng.
- Thứ hai, tránh trường hợp trốn thuế tại các thiên đường thuế bằng cách đăng ký thuế toàn cầu.
- Thứ ba, tiếp cận nhóm người nghèo qua giáo dục và cố gắng tạo công ăn việc làm để có thu nhập tốt hơn.
- Thứ tư, cần đến sự hỗ trợ của truyển thông đại chúng (đây là quyền lực thứ tư trong xã hội) và số đông cần có tiếng nói chung.