Google Analytics là một công cụ đo lường phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Không thể phủ nhận khả năng thu thập và đo lường thông tin của trình quản lý này. Tuy nhiên việc GA đem về đơn giản chỉ là những con số, và việc khai thác cũng như hiểu hết ý nghĩa các dữ liệu này không phải ai cũng làm tốt. Đặc biệt việc phân tích nguồn dữ liệu bên ngoài đổ vào website.
Để theo dõi được hiệu quả của các kênh bạn đang triển khai (lượng click, chuyển đổi, chi phí…) một cách chính xác nhất ta cần tracking truy cập mà các kênh đem tới. Từ đó có những cơ sở phân tích và mạnh dạn đầu tư cho từng kênh.
Dưới đây là chia sẻ về một trong những cách đo lường lượng traffic từ bên ngoài tới website của bạn bằng công cụ UTM Tracking.
UTM là gì?
UTM là viết tắt của” Urchin Traffic Monitor”, tên này xuất phát từ phần mềm phân tích web Google Analytics. Hay nói cách khác UTM là một đoạn mã đơn giản mà bạn thêm vào đường dẫn URL để bổ xung thông tin cho URL ấy. Thông qua đoạn mã nay bạn có thể theo dõi hiệu xuất của các chiến dịch và nội dung từng kênh.
Cấu trúc cơ bản của UTM
Đoạn mã UTM gồm 2 thành phần chính
- Tham số UTM: nó bắt đầu bằng utm_ có 5 tham số có thể theo dõi utm_source, Utm_medium, utm_campaign, utm_content, utm_term
Tương ứng với 5 thành phần của UTM bạn có thể theo dõi được nguồn traffic, phương tiện, chiến dịch, thuật ngữ và nội dung. Từ đó bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về hiệu xuất tiếp thị trên các kênh.
- Biến theo dõi: một biến duy nhất để xác định thứ nguyên được theo dõi (chẳng hạn như tên của nguồn lưu lượng). Biến này có trước dấu “=”. Bạn chỉ có thể có số, chữ cái, dấu gạch nối, dấu ‘+’ và dấu chấm trong biến.
Mã UTM được xây dựng để phục vụ việc đo lường và phân tích. Vì thế việc thêm mã UTM không ảnh hưởng đến đường dẫn đích của bạn. Bạn có thể thêm hặc xóa mã UTM khỏi URL
Hướng dẫn tạo UTM Tracking
Bạn có thể tạo UTM Tracking thông qua trình tạo Campaign URL Builder của Google
Truy cập link: https://ga-dev-tools.appspot.com/campaign-url-builder/
Sau đó điền thông tin trong các trường sau:
Trong đó:
(*) Website URL: Tràng đích bạn muốn dẫn khách tới
(*) Campaign Source (Utm_source): Dùng để xác định công cụ tìm kiếm, tên bản tin hoặc nguồn khác.
Ví dụ: Google, Facebook, Blog…
(*) Campaign medium (Utm_medium): Dùng để xác định phương tiện như email, chi phí trên click (cost per click..)..
Ví dụ: CPC, CPL
Campaign Name (Utm_campaign): để xác định quảng cáo sản phẩm cụ thể hoặc chiến dịch
Ví dụ: summer sale. flash sale…
Campaign Term (Utm_term): ghi nhận từ khóa hoặc loại sản phẩm chạy quảng cáo
Ví dụ: giày thể thao/ giày sneaker
Campaign Content (utm_content) : để phân biệt quảng cáo hoặc liên kết trỏ đến cùng một URL.
Ví dụ: logolink / textlink
Ghi chú: Các tường được gắn sao (*). Là trường bắt buộc phải có thông tin.

Việc quy định đặt tên cho các trường cần đồng nhất sẽ tránh sự nhầm lẫn và xáo trộn thông tin.
Lưu ý cho trường Utm_Campaign nên đặt càng chi tiết càng tốt (thời gian, mục đính, tên chiến dịch, người triển khai…). Sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và truy xuất thông tin hơn.
Ví dụ: Utm_campaign=07073019_test_khachmoi_VanA
Sau khi cài đặt xong. Bạn có thể xem phân luồng thông tin trong google analytics và nhiều phân tích sâu hơn cho từng chiến dịch.

Bạn cũng có thể mix map các số liệu sao cho phù hợp với yêu cầu mà mục đích theo dõi đo lường.
Khuyến cáo rằng Utm chỉ nên sử dụng tracking các nguồn traffic từ bên ngoài vào. Không nên sử dụng Utm để track internal traffic. Vì nó sẽ làm loạn dữ liệu, tạo ra traffic ảo và làm sai lệch Acquisition Report trong GA. Để đo lường các internal traffic người ta sử dụng bộ tham số khác là Itm. Tham số này sẽ riêng ở bài sau.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn khắc phục những vấn đề tracking minh đang mắc phải.