Tháp nhu cầu Maslow được nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow đã đưa ra vào năm 1943. Tháp nhu cầu của Maslow có ý nghĩa quan trọng và được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực của cuộc sống.
Vậy tháp nhu cầu của Maslow là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu tại bài viết này.
Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp nhu cầu Maslow (tiếng Anh: Maslow’s hierarchy of needs) là một lý thuyết về động lực trong tâm lý học bao gồm một mô hình 5 tầng về nhu cầu của con người bao gồm: sinh học, an toàn, xã hội, sự kính trọng và thể hiện bản thân.
Maslow được nhà tâm lý học nhà tâm lý học Abraham Maslow giới thiệu vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation.
Tháp nhu cầu Maslow có sức ảnh hương vô cùng lớn vì tính ứng dụng của nó trên mọi lĩnh vực. nhất là đối với trong ngành trị bao gồm quản trị nhân sự, quản trị marketing và đào tạo… Không chỉ vậy, tháp nhu cầu Maslow còn được ứng dụng để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
Ý nghĩa của tháp Maslow trong cuộc sống
Theo nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow, con người có rất nhiều nhu cầu và chúng được phân theo những cấp bậc khác nhau. Bao gồm nhu cầu cơ bản và các nhu cầu bậc cao. Theo lý thuyết thông thường, con người thường ưu tiên những nhu cầu cơ bản trước khi phát sinh những nhu cầu cao hơn.
Các nhu cầu cơ bản ở đây bao gồm việc ăn, ngủ nghỉ, sinh lý đều là những việc không thể nào thiếu của một con người. Sau đó mới đến nhu cầu về sự an toàn, kết nối và nhu cầu thể hiện bản thân ở những bậc cao hơn.
5 cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow
Tầng 1: Nhu cầu cơ bản (basic needs)
Đây là nhu cầu cơ bản nhất, xuất hiện ở bất cứ ai và là tiền đề phát triển những nhu cầu sau đó. Trong kinh doanh nhu cầu tương ứng với nhu cầu bậc 1 Maslow đưa ra đáp ứng các dạng nhu cầu thiết yếu gồm ăn uống, nghỉ ngơi…
Tầng 2: Nhu cầu về an toàn – được bảo vệ (safety needs)
Đây được coi như bước phát triển cao hơn của những nhu cầu cơ bản. Bao gồm mong muốn được bảo vệ về thể xác, đảm bảo việc làm, nơi ở,… Trong kinh doanh, nhu cầu bậc 2 trong tháp nhu cầu Maslow có nghĩa là doanh nghiệp của bạn phải đảm bảo tính cam kết và bền vững. Tức là phải làm đúng và nhất quán những điều mà doanh nghiệp đã nói, tạo niềm tin với khách hàng.
Tầng 3: Nhu cầu về xã hội – kết nối (social needs)
Đây là nhu cầu thiên về yếu tố cảm xúc, tinh thần. Theo đó, con người luôn muốn được đặt mình trong mối quan hệ xã hội như: gia đình, trường lớp, công ty,…. Vận dùng vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần đảm bảo tính cá nhân hóa đối với khách hàng, hãy trân trọng sự ủng hộ của họ dành cho doanh nghiệp và thể hiện sự quan tâm tới nhu cầu cá nhân của họ…
Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng (esteem needs)
Đây là nhu cầu thể hiện mong muốn được quý mến, nể trọng trong tổ chức, xã hội. tương tự trong kinh doanh, doanh nghiệp phải đem lại cho khách hàng cảm giác được trân trọng, được quan tâm đặc biệt, được đối xử tử tế, lịch sự thể hiện “khách hàng là thượng đế”.
Tầng 5: Nhu cầu thể hiện bản thân (self-actualizing needs)
Đây là nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow. Nó là mong muốn được thể hiện bản thân, được khẳng định mình trong cuộc sống , được sống và làm việc theo sở thích, đam mê của mình để cống hiến cho cộng đồng. Đối với kinh doanh, tầng nhu cầu thứ 5 tương ứng với việc khách hàng phải cảm thấy tin tưởng vào bản thân họ, cảm thấy rằng quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp chính là một quyết định đúng đắn của họ, cho họ cảm giác mình trở nên quan trọng không chỉ với doanh nghiệp mà còn với tất cả những người khác xung quanh cuộc sống của họ.
Tháp nhu cầu của Maslow lý giải cho việc tại sao có những doanh nghiệp không thể thực sự đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách nếu chỉ tập trung vào nhóm nhu cầu mức cao hoặc bỏ qua nhóm những nhu cầu cơ bản nhất.
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị & Marketing
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị
Tháp nhu cầu Maslow vận dụng trong công ty
- Nhu cầu cơ bản: Các nhân viên được công ty trả một mức lương công bằng và xứng đáng với vị trí, năng lực làm việc. Đồng thời, mức lương đó phải đảm bảo những chi tiêu tối thiểu cho nhân viên và có thêm những khoản phụ cấp khác như: tiền xăng xe, tiền ăn trưa cùng với một chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp.
- Nhu cầu an toàn: Công ty phải đảm bảo được điều kiện làm việc tốt cho nhân viên. Thể hiện thông qua việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động, tuân thủ quy định của pháp luật về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên và bảo hiểm thất nghiệp.
- Nhu cầu xã hội: Theo tháp nhu cầu Maslow, đáp ứng nhu cầu xã hội trong quản trị thể hiện qua việc xây dựng văn hóa làm việc nhóm, hình thành công đoàn, các khối phòng ban… Bên cạnh đó, cần tổ chức những chuyến du lịch, team building hay hoạt động ngoại khóa thường quý hoặc thường niên cho cán bộ và nhân viên với quy mô phòng ban hoặc toàn công ty.
- Nhu cầu được tôn trọng: Trong công việc, nên có những con đường thăng tiến rõ ràng cho nhân viên về cả mức lương hay vị trí làm việc. Hãy trao quyền hạn đi đôi với trách nhiệm đỗi với từng nhân viên và có các cơ chế thưởng, phạt công bằng để khích lệ nhân viên.
- Nhu cầu thể hiện bản thân: Hãy khai thác và cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh của từng cá nhân trong công ty. Cân nhắc các vị trí lãnh đạo cho nhân viên xuất sắc nhất. Trao cho nhân viên quyền có tiếng nói chi phối, đóng góp vào sự phát triển của công ty.
Tháp nhu cầu Maslow vận dụng trong quản trị nhân sự
Có một thực tế là mỗi một nhân viên khi làm việc tại một công ty đều có đòng thời cả 5 nhu cầu trên cùng một lúc. Do đó, người quản lý cần có những chính sách phù hợp đối với mỗi cá nhân ở những thời điểm khác nhau.
Ví dụ như: Đối với một nhân viên là sinh viên mới ra trường thì nhu cầu trước mắt của họ là một công việc phù hợp với một mức lương đủ chi trả cho cuộc sống và có thêm có hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm làm việc, công ty cần tạo điều kiện và sắp xếp công việc cùng vị trí hợp lý với những nhu cầu của nhân viên này; Còn đối với một nhân viên đã có thâm niên cùng kinh nghiệm dày dặn, công ty phải quan tâm đến các chế độ khác phù hợp với họ như: nhu cầu được thăng chức, nhu cầu hưởng mức lương và các chế độ đãi ngộ tốt hơn, nhu cầu được phát biểu trong những cuộc họp quan trọng,…
Thực tế cho thấy, có rất nhiều công ty dù trả lương rất cao nhưng vẫn không giữ chân được nhân viên, nhất là những nhân tài. Tình trạng này có thể do khi làm việc tại công ty, họ không được làm những công việc đúng thế mạnh, hoặc không có cảm giác được coi trọng, lời nói và vị trí của họ không được tôn trọng trong công ty.
Do vậy, những nhà quản lý nhân sự cần hiểu rõ được tháp nhu cầu Maslow, để có thể quản lsy một cách thông minh, khéo léo và hiệu quả hơn.
Tháp nhu cầu Maslow trong Marketing
Những cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow thể hiện hét những nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Do vậy, một khi đã nắm rõ được tâm lý và hành vi mua hàng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng và truyền thông đúng cách.
Vận dụng tháp nhu cầu Maslow để xác định khách hàng
- Xác định khách hàng của bạn thuộc nhóm bậc nhu cầu nào trong tháp nhu cầu Maslow?
- Tỷ lệ khách hàng của bạn nằm trong nhóm nhu cầu đó là phổ biến hay chỉ là một bộ phận nhỏ?
- Sản phẩm và dịch vụ của bạn đáp ứng được đến tầng nào trong tháp nhu cầu?
Vận dụng tháp nhu cầu Maslow trong truyền thông
Một khi đã xác định được khách hàng, doanh nghiệp cần lên kế hoạch tiếp cận và truyền thông đúng cách:
- Kênh truyền thông: Doanh nghiệp cần dựa theo đặc điểm của nhóm khách hàng theo từng bậc nhu cầu mà lựa chọn kênh truyền thong hiệu quả nhất. Thông thường, đối với những nhu cầu cơ bản, các doanh nghiệp thường dùng quảng cáo trên truyền hình. Bởi lẽ, truyền thông càng rộng rãi càng có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách tiếp cần khách hàng riêng theo đặc thù về nhu cầu của khách hàng, Ví dụ như Lamborghini, Vertu,… thường sử dụng data mua từ ngân hàng và lựa chọn tiếp thị trực tiếp đến những khách hàng có thu nhập cao hoặc có số dư trong tài khoản lớn .
- Thông điệp truyền thông: Theo tháp nhu cầu Maslow trong Marketing, thông điệp truyền thông phải đánh trúng nhu cầu quan tâm của khách hàng. Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp phải đủ sức thuyết phục và thỏa mãn nhu cầu đó của họ.
Tóm lại, mỗi người trong chúng ta đều tồn tại cả 5 cấp bậc nhu cầu trong tháp nhu cầu Maslow. Việc nắm rõ nhu cầu cúng như khả năng chi trả của khách hàng chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi thế cho mình trong sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường.
Tìm hiểu thêm các kiến thức về Kinh Doanh, Khởi Nghiệp và Marketing tại Bstyle.vn