Bstyle.vn – Các doanh nghiệp ngày nay đầu tư hàng tỉ đô la vào công nghiệp tiếp thị. Nhưng ai là người kiểm soát ngân sách và ra quyết định đó? Đó chính là CMO!
CMO là gì?
Giám đốc tiếp thị (tiếng Anh: Chief Marketing Officer – CMO) là chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về các hoạt động marketing trong một công ty.
Các hoạt động có thể bao gồm quản lý thương hiệu, truyền thông tiếp thị (quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng), nghiên cứu thị trường, quản lý sản phẩm, quản lý kênh phân phối, giá cả và dịch vụ khách hàng.
CMO duy trì tầm nhìn và thực thi chiến lược cho kế hoạch tiếp thị của công ty. Trách nhiệm chính của CMO là tạo ra doanh thu bằng cách tăng trưởng doanh số thông qua các kế hoạch tiếp thị toàn diện cho tổ chức.
CMO thường báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO). Một số phó chủ tịch cấp cao, phó chủ tịch, giám đốc và các nhà quản lý marketing cao cấp khác chịu trách nhiệm cho các phần khác nhau của chiến lược tiếp thị có thể báo cáo trực tiếp cho CMO.
Kỹ năng & yêu cầu của CMO
Là một chuyên gia marketing cấp cao, một CMO thị phải có khả năng phân tích và sáng tạo, có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, công nghệ thông tin, pháp lý và tài chính. CMO thường lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối ngân sách marketing phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Các kỹ năng
Các kỹ năng cần có của một CMO bao gồm:
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng
- Kỹ năng giao tiếp
- Hiểu biết thấu đáo về nguyên tắc tiếp thị, quản lý thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ
- Hiểu biết sâu sắc về thay đổi động lực thị trường
- Tinh thần doanh nhân
Yêu cầu
Một CMO thực thụ cần bao quát được chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu cho công ty. Vì vậy, một CMO giỏi cần có các yêu cầu dưới đây
- CMO phải thấu hiểu vai trò toàn diện của Marketing, bao gồm marketing 4P & marketing 7P.
- CMO phải có đủ năng lực chuyên môn để thiết lập các quy trình quản lý và hệ thống hóa những công việc liên quan đến tiếp thị và thương hiệu
- CMO phải thấu hiểu bản chất thương hiệu.
- CMO phải là cầu nối đắc lực giữa marketing và công nghệ.
Công việc
Các nhiệm vụ của CMO có thể là:
- Hiểu vị trí của công ty trên thị trường
- Xác định cách thức và nơi công ty sẽ được định vị trong tương lai
- Phát triển chiến lược để đưa tổ thức đến vị trí thị trường tương lại đó
- Thực thi chiến lược đó.
Với những nỗ lực tiếp thị nâng cao nhận thức về thương hiệu, sự công nhận và lòng trung thành cuối cùng sẽ dẫn đến tăng doanh số. Do đó, CMO sẽ cần phải hợp tác chặt chẽ với bộ phận bán hàng.
Bằng cấp
- Các CMO thường được yêu cầu có bằng cấp cao về kinh doanh hoặc tiếp thị như MBA. Ngoài ra, hầu hết các CMO có khoảng 10 năm kinh nghiệm về tiếp thị hoặc phát triển kinh doanh toàn diện và ba đến năm năm kinh nghiệm trong vai trò lãnh đạo.
CMO & CIO: Ai là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật số?
Năm 2019, theo dự đoán của Cisco, có khoảng 3,9 tỉ người dùng internet toàn cầu, tương đương một nửa dân số thế giới. Vì vậy, kỹ thuật số là một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của công ty.
Các CMO và CIO là người chịu trách nhiệm thúc đẩy sự chuyển đổi kỹ thuật số trong một tổ chức (Giám đốc công nghệ, tiếng Anh: Chief Information Officer – CIO)
Trước đây, CIO chịu trách nhiệm đánh giá và thực hiện các giải pháp công nghệ, CMO dẫn đầu các sáng kiến tiếp thị thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, sực phổ biến của kỹ thuật số đã khiến vai trò của CIO và CMO cần được kết nối với nhau hơn là làm việc độc lập để đạt được kết quả kinh doanh tích cực hơn.
Các lĩnh vực chính của đầu tư kinh doanh trong thời đại kỹ thuật số
CMR
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management – CRM) cho phép các công ty quản lý và phân tích các tương tác và dữ liệu của khách hàng trong suốt vòng đời của khách hàng, với mục đích cải thiện mối quan hệ với khách hàng, khuyến khích lòng trung thành của khách hàng và cuối cùng là thúc đẩy doanh số.
Databases
Dữ liệu (Databases) đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết và đến năm 2020, khoảng 1,7 megabyte thông tin mới sẽ được tạo ra mỗi giây cho mỗi con người trên trái đất.
Cơ sở dữ liệu rất quan trọng để xử lý lượng thông tin khổng lồ này, những hiểu biết chính là chìa khóa cho các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số.
Nếu một cơ sở dữ liệu được phát triển theo kiểu hiệu quả, vượt trội về công nghệ, việc sử dụng tất cả dữ liệu có sẵn để thu hút khách hàng và tăng doanh thu sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Marketing automation
Tự động hóa tiếp thị (Marketing automation) là một trong những cách để tiếp cận khách hàng mới và chia sẻ thông điệp thương hiệu, thông tin sản phẩm và tin tức công ty. Số lượng các tổ chức B2B sử dụng tự động hóa tiếp thị so với năm 2011 đã tăng hơn 10 lần.
Digital marketing
Tiếp thị kỹ thuật số (Digital marketing) là việc sử dụng các công nghệ số để tiếp cận và giữ chân khách hàng. Các công ty sẽ cần đầu tư thời gian và tiền bạc để thực hiện các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả để đem lại thành công cho công ty.
Analytics marketing
Phân tích (Analytics) là thực hành đo lường, quản lý và phân tích hiệu suất tiếp thị để tối đa hóa hiệu quả và tối ưu hóa lợi tức đầu tư (ROI). Hiểu các phân tích tiếp thị cho phép các nhà tiếp thị hiệu quả hơn trong công việc của họ.
Trong thế giới kinh doanh hiện đại, không có chỗ cho khoảng cách giữa tiếp thị và CNTT. Do đó, các nhà tiếp thị và nhân viên kỹ thuật phải chung tay để đưa ra kết quả – và trong vài năm tới, mối quan hệ giữa CMO và CIO sẽ gần như không thể phân biệt vai trò.