Lãi gộp là một thuật ngữ mà chắc hẳn các bạn có nghe hoặc nghiên cứu về tài chính ngân hàng đã từng thấy. Tuy nhiên, có thể bạn đã quên hoặc chưa nắm rõ. Vậy lãi gộp là gì? Ý nghĩa của nó như thế nào?. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Lãi gộp là gì?
Lãi gộp hay còn gọi là lợi nhuận gộp (tiếng anh là Gross Profit) là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, trước khi khấu trừ chi phí chìm, lương bổng, thuế và trả lãi.
Hay có thể hiểu một cách đơn giản lãi gộp là số tiền lãi thu được sau khi lấy doanh thu thực tế trừ đi chi phí kinh doanh, là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Lãi gộp là cụm từ thường được sử dụng ở Hoa Kỳ, trong khi lợi nhuận gộp lại được sử dụng phổ biến hơn ở Anh và Úc.
Công thức tính lãi gộp
Để có thể giúp bạn tính lãi gộp một cách dễ dàng và thuận tiện, đặc biệt các bạn trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán thì chắc các bạn sẽ sử dụng công thức tính sau đây:
Lãi gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
Trong đó:
Doanh thu thuần là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (các hoạt động kinh doanh sản xuất chính của doanh nghiệp) không bao gồm doanh thu tài chính và một số thu nhập khác.
Giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí sau:
- Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
- Chi phí nguyên vật liệu, nhân công vượt trên mức bình thường, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ, không được tính vào giá trị hàng tồn kho.
- Khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân
- Chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ.
- Chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn năm trước.
Tuy nhiên, phần chủ yếu của giá vốn hàng bán vẫn là giá vốn của những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ.
Tỷ lệ lãi gộp là gì?
Tỷ lệ lãi gộp là tỷ lệ tổng lợi nhuận được thể hiện dưới dạng phần trăm doanh thu. Từ tỷ lệ lãi gộp ta có thể biết được lợi nhuận của một công ty kiếm được sau khi đã thanh toán chi phí hàng hóa.
Công thức tính tỷ lệ lãi gộp như sau:
Tỷ lệ lãi gộp (%) = lãi gộp/doanh thu
Lưu ý: Với những trường hợp doanh thu được thay bằng doanh thu thuần và tỷ lệ lãi gộp được tính bằng công thức:
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần.
Như phần trên đã trình bày, doanh thu bao gồm doanh thu thuần (doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ, sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp), doanh thu tài chính và thu nhập khác.
Ý nghĩa lãi gộp và tỷ lệ lãi gộp
Chúng ta có thể thấy lãi gộp là yếu tố quan trọng đến việc sinh lời của công việc kinh doanh có hiệu quả hay không. Nó cũng cho chúng ta biết có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
Các doanh nghiệp rất quan tâm đến lãi gộp giúp doanh nghiệp thực sự có cách nhìn khách quan về thu nhập mà còn đưa ra kết quả để doanh nghiệp có những kế hoạch và chiến lược xây dựng cho sự phát triển của bản nhân.
Nếu thấy chi phí sản xuất quá cao, thậm chí hơn cả doanh thu của công ty, bạn có thể giảm giá vốn bằng cách tìm ra những cách chế biến ít tốn kém hơn. Hoặc nếu doanh thu quá cao so với chi phí sản xuất, bạn có thể mở rộng chất lượng sản phẩm để duy trì và phát triển lượng khách hàng, nâng cao uy tín thương hiệu.
Nếu lãi gộp nằm ở mức (-), thì đó chính là dấu hiệu doanh nghiệp của bạn đang phải bù lỗ. Còn nếu đó là (+), thì bạn có thể yên tâm phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn nữa.
Việc theo dõi sự biến động của lãi gộp giúp các doanh nghiệp xác định được tỷ trọng của chi phí so với doanh thu, từ đó có các biện pháp cải cách để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Lợi ích của lãi gộp mang lại trong kinh doanh?
Chúng ta thấy được rằng lãi gộp mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Một số tổ chức doanh nghiệp có hệ số biên nhuận gộp cao hơn các đối thủ thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó sẽ có lãi và kiểm soát được chi phí một cách hiệu quả.
Lãi gộp chính là yếu tố quan trọng để các đầu tư đánh giá về tình hình hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ vậy giúp các nhà đầu tư quyết định xem có hợp tác lâu dài với doanh nghiệp đó hay không.
Dựa trên các con số của lãi gộp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh. Khi thấy chi phí sản xuất gần bằng hay cao hơn so với doanh thu, doanh nghiệp có thể giảm vốn. Hoặc sẽ tìm cách khắc phục tốt nhất để giảm chi phí sản xuất hàng hóa và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, lãi gộp còn giúp doanh nghiệp ghi lại chi phí cần thiết để cho ra doanh thu. Khi nắm được mức lãi gộp sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi được các khoản phí từ đó sẽ có những thay đổi phù hợp gia tăng doanh thu hiệu quả.
Trong kinh doanh những con số này rất quan trọng, nó không những giúp cho bạn có cái nhìn khách quan về thu nhập công ty của mình mà nó còn giúp bạn đưa ra những chính sách, chiến lược hợp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Bài viết là những thông tin cơ bản về lãi gộp, hy vọng nó sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về lãi gộp và cách vận dụng ý nghĩa của chúng trong quá trình quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.