Thành lập công ty hiện nay không còn đòi hỏi quá nhiều thủ tục như ngày trước để tiết kiệm thời gian. Các thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh chóng đã tạo ra môi trường rất tốt cho chủ những doanh nghiệp mới. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình và thủ tục thành lập một doanh nghiệp mới nhất hiện nay nhé!

Bạn đã biết gì về thủ tục thành lập doanh nghiệp?
Thủ tục thành lập doanh nghiệp là việc người sáng lập sẽ chuẩn bị một loạt nhiều loại giấy tờ. Đồng thời sẽ cung cấp thông tin bắt buộc theo quy định và hoàn thiện biểu mẫu đã chuẩn bị từ trước.
Sau khi người đi đăng ký đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ ở Sở Kế Hoạch Đầu Tư. Nơi đăng ký nay sẽ phụ thuộc vào tỉnh thành nơi mà doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở chính để hoạt động.
Cơ quan chịu trách nhiệm thủ lý và giải quyết hồ sơ là Sở Kế Hoạch Đầu Tư tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Với kế hoạch dần số hóa thủ tục thành lập nên có nhiều nơi khuyến khích doanh nghiệp gửi hồ sơ qua website để nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2022
Căn cứ vào luật doanh nghiệp vào năm 2020, việc đăng ký thủ tục thành lập nên doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng với quy định như sau:
Giai đoạn 1: Tiến hành chuẩn bị hồ sơ doanh nghiệp
Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp bạn muốn đăng ký người thành lập sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ tương ứng. Những thông tin mà người thành lập cần cần xác định để làm một bộ hồ sơ cần thiết như giấy tờ tùy thân của chủ doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Xác định được loại hình doanh nghiệp
Tại Việt Nam có rất nhiều loại hình công ty được hợp pháp hóa và công nhận nên mọi người thoải mái đăng ký. Theo đó người đăng ký để thành lập nên doanh nghiệp phải hiểu được điểm nổi bật của từng loại hình và lựa chọn để phát triển phù hợp. 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến và được hợp pháp hóa tại Việt Nam:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty cổ phần.
- Công ty hợp danh.
Bước 2: Xác định thông tin của chủ sở hữu hoặc cổ đông, người đại diện doanh nghiệp hợp pháp theo pháp luật.
Bước 3: Đặt tên công ty cho phù hợp vì tên doanh nghiệp hiện nay đã được đồng bộ trên cổng thông tin quốc gia. Đặt tên công ty sao cho phù hợp với định hướng và không gây nhầm lẫn.
Bước 4: Xác định vốn điều lệ của công ty và tùy thuộc vào ngành nghề mà bạn đăng ký. Vốn điều lệ này không chỉ ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của công ty mà còn còn liên quan đến thuế môn bài mỗi năm.
Bước 5: Xác định địa chỉ văn phòng đại diện của doanh nghiệp phải thật rõ ràng và chính xác.
Bước 6: Xác định ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp được đăng ký không hạn chế ngành nghề.
Giai đoạn 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp
Người thành lập hoặc người được ủy thác giấy tờ phải chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan kinh doanh. Bạn có thể nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; nộp thông qua bưu chính và nộp qua mạng thông tin điện tử.
Hồ sơ mà người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị sẽ gồm:
- Giấy về việc đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Bảng dự thảo về điều lệ của công ty.
- Danh sách thành viên sáng lập, cổ đông.
- Giấy tờ chứng thực thông tin về người đại diện, thành viên doanh nghiệp.
- Giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải còn hiệu lực.
- Văn bản xác minh về vốn pháp định.
- Bản sao chứng chỉ hành nghề và chứng minh nhân dân của người có chứng chỉ hành nghề với một số nghề nhất định.
Giai đoạn 4: Giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Từ 3 ngày khi tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan thụ lý sẽ xem xét về hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và cấp bậc đăng ký. Nếu như hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản những điều cần thay đổi. Nếu bị từ chối đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan cũng sẽ thông báo bằng văn bản để mọi người hiểu được lý do.
Trường hợp hồ sơ đã được duyệt và quá trình đăng ký doanh nghiệp thành công bạn sẽ được thông báo. Sau đó tại tổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ công bố thông tin của doanh nghiệp và quá trình hoàn thành. Tiếp theo đó chủ doanh nghiệp sẽ khắc con dấu, làm biển công ty và những việc khác nữa để đưa doanh nghiệp bước vào giai đoạn vận hành.
Nội dung trên là những quy định về thủ tục và dịch vụ thành lập công ty trọn gói mới nhất của năm 2022. Về trình tự và thủ tục không khác gì nhiều nhưng mọi thứ đang dần đơn giản hóa và số hóa để tiết kiệm thời gian và phí di chuyển. Đăng ký một doanh nghiệp mới không quá khó và cũng không yêu cầu nhiều hồ sơ nên sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian. Hy vọng với những nội dung chúng tôi cung cấp bạn sẽ hiểu hơn về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Nguồn: https://ketoansongkim.vn/