Một phần của công việc kinh doanh là việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực, có lợi với khách hàng, và đôi khi bạn phải cần tới sự giúp đỡ của bên thứ ba – Các Influencer giúp kết nối doanh nghiệp của bạn với các khách hàng tiềm năng. Vậy Influencer là gì? Làm sao để đánh giá hiệu quả của một Influencer? có bao nhiêu nhóm Influencer? Cùng Bstyle.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Influencer là gì?
Người ảnh hưởng (tiếng Anh: Influencer) là những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến suy nghĩ hoặc quyết định của người khác do những yếu tố mà bản thân họ sở hữu hay được cộng đồng nhìn nhận có niềm tin về quyền lực, kiến thức, địa vị, hoặc mối quan hệ của cá nhân đó.
Influencer thường là những người hoạt động và có lượng theo dõi lớn trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, instagram, youtube, twitter….Thông qua mạng xã hội, các influencer sẽ lan truyền tiếng nói của họ về thông điệp của nhãn hàng tới một bộ phận khách hàng. Từ hoạt động của các cá nhân này đã hình thành nên một hình thức marketing mới đó chính là Influencer marketing.
Hình thức sử dụng người có ảnh hưởng vào các chiến dịch marketing đã hình thành từ lâu. Như việc các công ty/ doanh nghiệp hợp tác các ngôi sao, người mẫu để quảng bá làm đại sứ thương hiệu, sản phẩm, xuất hiện trong các đoạn TVC quảng cáo, v/v…. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, influencer không còn gói gọn trong giới ngôi sao. Influencer bao gồm cả những cá nhân nổi bật trong một lĩnh vực hoặc một cộng đồng nhỏ. Xu hướng tiếp thị influencer đã hình thành và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Đánh giá influencer
Để đánh giá về mức độ ảnh hưởng và hiệu quả marketing của một influencer, ta xem xét những tiêu chí sau:
Reach (Độ phủ)
Được đánh giá và đo lường bởi số lượng người theo dõi (fans, followers trên mạng xã hội. Số lượng càng lớn cho thấy mức độ ảnh hưởng và thu hút của cá nhân này trên cộng đồng người dùng mạng xã hội. Tuy nhiên hiện nay, đặc biệt ở Việt Nam do nhu cầu sử dụng influencer cùng xu hướng tiếp thị đã xuất hiện ngành công nghiệp influencer. Chính vì thế tiêu chí độ phủ vẫn chưa đủ để đánh giá.
Relevance (Sự liên quan)
Mục đích cuối cùng của nhà tiếp thị là nhắm tới là khách hàng, những người theo dõi (fans, follower). Chính vì thế cần xem xét mức độ liên quan của người ảnh hưởng với thương hiệu sản phẩm. Thường xem xét ở các góc độ:
- Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan điểm sống, phát ngôn.
- Demographic (Thông tin nhân khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động
- Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ đề họ quan tâm
- Fans/followers (Đối tượng audience): thông tin nhân khẩu học của những người theo dõi influencer, chủ đề quan tâm của họ và hướng đến.
Nhiều Brand ambassador (đại sứ thương hiệu) khi nhắc đến có thể khiến người dùng liên tưởng đến sản phẩm mà họ quảng bá và ngược lại..
Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng: Brand preference)
Mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà Influencers tạo ra. Khi người theo dõi đọc các nội dung được viết bởi Influencers, họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Resonance xác định mức độ tương tác của người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của mình. Yếu tố này đặc biệt quan trọng. Thể hiện được chất lượng nguồn khách hàng bạn đang phục vụ.
Những năm gần đây, hoạt động tiếp thị truyền thống như bị cô lập, bởi sự nhàm chán và truyền tải thông tin thụ động. Influencer xuất hiện như 1 hình thức tiếp thị độc đáo, cực kì hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Hoạt động này thế hiện ở việc người thật chia sẻ về trải nghiệm thật. Từ những nội dung của influencer truyền tải giúp người tiêu dùng thích thú và có cảm giác như được trải nghiệm gián tiếp. Chính vì thế việc lựa chọn người nói thay bạn cực kì quan trọng. Bởi nội dung hay cách họ truyền tải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và thái độ của người nghe.
Phân loại Influencer
Dựa trên mức độ ảnh hưởng tới công chúng và lượng người theo dõi trên các kênh truyền thông. Ta có thể phân các Influencer thành các nhóm sau:
VIPs/CELEBRITIES (Người nổi tiếng/Người của công chúng)
Người có danh tiếng, thu hút sự chú ý của truyền thông và công chúng như: diễn viên, người mẫu, ca sĩ, MC, vận động viên,… là nhóm influencer có độ nhận biết rộng nhất.
PROFESSIONAL INFLUENCERS
Các chuyên gia, người có chuyên môn cao có kiến thức chính vì thế họ có sức ảnh hưởng trong ngành hàng. Những người này vừa có độ Reach tương đối cao (thấp hơn Celeb) và có mức độ Resonance và Relevance với ngành hàng cao nhất.
CITIZEN INFLUENCERS
Những người có 5000+ friends và followers có những chia sẻ về ngành hàng tạo được nhiều sự chú ý. Những người tiêu dùng có chia sẻ về ngành hàng hoặc kinh nghiệm, đánh giá về sản phẩm. Những người có độ Resonance và Relevance tương đối cao, tuy nhiên độ Reach thấp nhất trong 3 nhóm influencer.
Từ những đặc điểm của các nhóm Influencer sẽ có cho ta những lựa chọn phù hợp từng giai đoạn tiếp thị và chi phí đầu tư.
Ví dụ: VIPs/CELEBRITIES ta sử dụng cho việc truyền thông thương hiệu. Vì reach của nhóm người này rất lớn. Sử dụng để nhận biết và quảng bá nhận diện thương hiệu sản phẩm.
PROFESSIONAL INFLUENCERS: ta lựa chọn để bán hàng vì cách họ nói và kiến thức của họ sẽ có được lòng tin người tiêu dùng về sản phẩm. Đây được coi là kênh thông tin hiệu quả và tin cậy nhất.
CITIZEN INFLUENCERS: thu hút khách tiềm năng,khách hàng trẻ tuổi. Vì độ tương tác của đối tượng này lớn.
Một chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả phụ thuộc ở nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng nhất bạn phải xác định mục tiêu bạn nhắm tới là khách hàng cuối. Những người đang theo dõi và tương tác trên kênh xã hội kia. Và Influencer chỉ là công cụ là người thay bạn nói về sản phẩm.