Việc so sánh các loại hình doanh nghiệp để lựa chọn trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh là rất quan trọng, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Chính vì thế, Bstyle.vn xin giới thiệu tới các bạn các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và ưu nhược điểm của những loại hình này để quý vị tham khảo.
Loại hình doanh nghiệp là gì?
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Theo luật doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam quy định các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân (tiếng Anh: Sole Proprietorship) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH (tiếng Anh: ) là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty Hợp danh
Công ty hợp danh (tiếng Anh: Partnership) là công ty trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên của công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Công ty Cổ phần
Công ty cổ phần (tiếng Anh: Corporation) là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Doanh nghiêp nhà nước
là doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ
So sánh các loại hình doanh nghiệp
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Về cơ bản, những nội dung khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp bao gồm:
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp
- Tư cách pháp nhân
- Trách nhiệm
- Khả năng huy động vốn
Dưới đây là bảng tóm tắt các ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp.
Nội dung | Doanh nghiệp tư nhân | Công ty TNHH | Công ty hợp danh | Công ty cổ phần |
Thủ tục thành lập | Đơn giản | Phức tạp | ||
Tư cách pháp nhân | Không có tư cách pháp nhân | Có tư cách pháp nhân | Có tư cách pháp nhân | Có tư cách pháp nhân |
Đánh thuế | Chủ doanh nghiệp nhận toàn bộ lợi nhuận kiếm được | Các đối tác đóng thuế TNCN dựa trên lợi nhuận có được từ công ty hợp danh | Bị đánh thuế 2 lần | |
Trách nhiệm | Chịu trách nhiệm vô hạn | Chịu trách nhiệm hữu hạn | Chịu trách nhiệm vô hạn | Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn |
Huy động vốn | Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào | Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn | Có thể huy động vốn từ các thành viên | Dễ thu hút vốn |
Chuyển nhượng | Có thể chuyển nhượng quyền sở hữu | |||
Tính hoạt động liên tục | Ngưng hoạt động khi chủ doanh nghiệp qua đời | Hoạt động mãi mãi |
Hi vọng những chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về các loại hình doanh nghiệp cũng như ưu nhược điểm của từng loại hình để có thể chọn cho mình một loại hình kinh doanh phù hợp. Bstyle.vn chúc các bạn thành công.