Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán phái sinh chính thức hoạt động vào ngày 10 tháng 08 năm 2017 đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư tham gia do những ưu điểm mà chứng khoán phái sinh mang lại. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư mới tham gia thị trường chưa nắm rõ về công cụ đầu tư mới này.
Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh (tiếng Anh: Derivative) là một công cụ tài chính mà giá trị của nó lấy từ giá của hàng hóa cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở.
Trong đó,
- Hàng hóa gồm có: thực phẩm, gia súc, kim loại quý, năng lượng…
- Công cụ tài chính cơ sở: Cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản, ngoại tệ, lãi suất ngoại tệ…
Trong thị trường, các loại hàng hóa, dịch vụ được giao dịch hằng ngày, đó là hoạt động mua bán tài sản. Nhưng đối với thị trường chứng khoán phái sinh, thay vì mua bán tài sản thông thường, các nhà đầu tư sẽ mua bán các quyền, các hợp đồng, các nghĩa vụ được chuyển nhượng quyền sở hữu từ người này sang người khác.
Do đó, các công cụ phái sinh không có giá trị trực tiếp và giá trị của chúng phụ thuộc vào sự biến động của giá dự kiến trong tương lai của hàng hóa cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở.
Lịch sử
Thị trường phái sinh hiện đại phát triển với sự hình thành của Ủy ban Thương mại Chicago vào năm 1848. Vào giữa những năm 1800, Chicago đã trở thành một trung tâm giao thông và thương mại lớn, là nơi tập trung của những người nông dân để bán các sản phẩm nông nghiệp từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Vì khả năng lưu trữ của thành phố không đủ để lưu trữ tất cả các sản phẩm ngũ cốc trong giai đoạn này, một số nông dân bắt buộc phải đem sản phẩm trở về. Nhiều người nhận thấy việc đổ bỏ ngũ cốc trên sông Chicago tiết kiệm chi phí hơn là việc đưa nó trở lại trang trại của họ.
Ủy ban thương mại Chicago đã giới thiệu một công cụ tài chính giúp người nông dân có thể bán bất cứ lúc nào trong năm với giá xác định trước kèm theo ngày giao hàng. Điều này đảm bảo cho nông dân có một mức giá hợp lý cho sản phẩm của họ trong suốt cả năm bằng cách ký hợp đồng trước thời hạn để giao ngũ cốc vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Ưu nhược điểm của phái sinh
Ưu điểm
Các công cụ phái sinh tác động đáng kể đến tài chính hiện đại, bởi vì chúng cung cấp nhiều lợi thế cho thị trường tài chính:
- Bảo hiểm rủi ro: Nhà đầu tư có thể mua một hợp đồng phái sinh mà giá trị của nó di chuyển theo hướng ngược lại với giá trị của một tài sản mà nhà đầu tư sở hữu. Bằng cách này, lợi nhuận trong hợp đồng phái sinh có thể bù lỗ trong tài sản cơ sở.
- Đòn bẩy: Đối với các giao dịch phái sinh tương lai, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ từ 2 – 10% giá trị hợp đồng để duy trì quyền sở hữu. Do đó, khả năng và cơ hội kiếm được lợi nhuận của các công cụ phái sinh cao hơn so với việc sử dụng chứng khoán cơ sở hoặc quỹ tương hỗ.
- Lợi thế hoạt động: Thị trường phái sinh có chi phí giao dịch thấp hơn so với cơ sở, thanh khoản lớn hơn các thị trường giao ngay.
- Xác định giá tài sản: Các công cụ phái sinh thường được sử dụng để xác định giá của tài sản cơ sở. Ví dụ, giá giao ngay của hợp đồng tương lai có thể đóng vai trò xấp xỉ giá hàng hóa.
- Tiếp cận các tài sản hoặc thị trường không có sẵn: Công cụ phái sinh có thể giúp các tổ chức có quyền truy cập vào các tài sản hoặc thị trường không có sẵn. Bằng cách sử dụng các giao dịch hoán đổi lãi suất, một công ty có thể có được mức lãi suất ưu đãi hơn so với lãi suất có sẵn từ việc vay trực tiếp.
Nhược điểm
Mặc dù phái sinh đem lại rất nhiều lợi ích cho thị trường tài chính, nhưng công cụ này vẫn còn một số nhược điểm.
- Rủi ro cao: Tính biến động cao của các công cụ phái sinh khiến chúng bị tổn thất rất lớn. Thiết kế tinh vi của các hợp đồng làm cho việc định giá cực kỳ phức tạp hoặc thậm chí là không thể.
- Tính năng đầu cơ: Các công cụ phái sinh được coi là một công cụ đầu cơ. Do tính chất cực kỳ rủi ro của các công cụ phái sinh và hành vi không thể đoán trước của chúng, đầu cơ không hợp lý có thể dẫn đến tổn thất lớn.
- Thời hạn hợp đồng: Các hợp đồng phái sinh sẽ giảm dần giá trị theo thời hạn của hợp đồng.
- Rủi ro đối tác: Trong các giao dịch hoán đổi, chẳng hạn trong các thoả thuận riêng giữa hai công ty, có thể không có các chuẩn mực để thực hiện thẩm định và phân tích rủi ro.
Các hình thức phổ biến của phái sinh
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn (tiếng Anh: Forward contract) là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa hai bên về việc mua và bán một loại tài sản (hàng hóa cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở) với giá được xác định trước vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Ví dụ: Vào ngày 10/04 , A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 10 tấn cà phê kỳ hạn 3 tháng với giá 926USD/tấn. Sau 3 tháng, tức vào ngày 10/07, B phải bán cho A 10 tấn cà phê với giá 926USD/tấn và A phải mua 10 tấn cà phê của B với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa.
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai (tiếng Anh: Futures Contract) là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa hai bên về việc mua và bán một loại tài sản (hàng hóa cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở) với giá được xác định trước vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán). Người giao dịch hợp đồng tương lai bị yêu cầu ký quỹ.
Ví dụ:
Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn (tiếng Anh: Options Contract) là một thỏa thuận pháp lý giữa bên mua và bên bán tương tự như hợp đồng tương lai.
Điểm khác biệt so với hợp đồng tương lai đó là trong giao dịch hợp đồng quyền chọn, một bên sẽ có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng hàng hóa hoặc công cụ tài chính cơ sở tại một mức giá xác định trước tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Có hai loại hợp đồng quyền chọn đó là:
- Hợp đồng quyền chọn mua (tiếng Anh: Call Option): Người mua hợp đồng quyền chọn mua có quyền mua hàng hóa cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở. Người bán hợp đồng quyền chọn mua có nghĩa vụ giao hàng hóa cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở khi người mua thực hiện quyền.
- Hợp đồng quyền chọn bán (tiếng Anh: (Put Option): Người mua hợp đồng quyền chọn bán có quyền bán hàng hóa cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở. Người bán hợp đồng quyền chọn bán có nghĩa vụ nhận hàng hóa cơ sở hoặc công cụ tài chính cơ sở khi người mua thực hiện quyền.
Ví dụ:
Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi (tiếng Anh: Swaps) là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa hai bên mua & bán. Trong đó, hai bên cam kết hoán đổi tài sản, dòng tiền… của một bên với tài sản, dòng tiền… của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ:
Thị trường phái sinh tại Việt Nam & trên thế giới
Thị trường phái sinh trên thế giới
Theo thống kế của fia.org, năm 2017 có tới 25 tỉ hợp đồng phái sinh được giao dịch. Những hợp đồng này trị giá khoảng 570 nghìn tỷ USD.
Hầu hết 500 công ty lớn nhất thế giới sử dụng các công cụ phái sinh để giảm rủi ro. Ví dụ, một hợp đồng tương lai hứa hẹn việc giao nguyên liệu thô với giá thỏa thuận. Bằng cách này, công ty được bảo vệ nếu giá tăng. Các công ty cũng viết hợp đồng để bảo vệ bản thân khỏi những thay đổi về tỷ giá hối đoái và lãi suất.
Hầu hết các giao dịch phái sinh được thực hiện bởi các quỹ phòng hộ và các nhà đầu tư khác để có được đòn bẩy nhiều hơn . Các công cụ phái sinh chỉ yêu cầu một khoản thanh toán nhỏ, được gọi là thanh toán trên biên.
Thị trường phái sinh tại Việt Nam
Mặc dù có 4 hình thức giao dịch phái sinh, tuy nhiên, tại Việt Nam mới chỉ áp dụng hình thức hợp đồng tương lai, cụ thể là hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số VN30 và HNX30 và hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm.
Xem thêm: Cách giao dịch chứng khoán phái sinh
Từ khóa tìm kiếm trên google: phái sinh là gì, chứng khoán phái sinh là gì, derivative là gì, thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường phái sinh là gì, chứng khoán phái sinh tiếng anh là gì, hợp đồng phái sinh, công cụ phái sinh, thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh việt nam, ví dụ về chứng khoán phái sinh