Mọi thiết bị mạng đều có địa chỉ IP vì đó được xem như là một cách để giúp bạn khi sử dụng máy tính có kết nối mạng thì có thể giao tiếp với nhiều người khác nhau. Đây được xem là cách hiểu đơn giản về địa chỉ IP. Ngoài ra, nếu bạn hiểu về IP nhờ đó có thể giúp bạn khắc phục những vấn đề về kết nối mạng, cách kết nối cũng như chia sẻ dữ liệu. Hãy cùng tìm hiểu để hiểu hơn nhé!
Địa chỉ IP được hiểu là gì?
Chắc hẳn, khi bạn dùng máy tính, đôi lúc bạn sẽ được hỏi những câu như: “địa chỉ IP của bạn là gì?” hay “đọc địa chỉ IP”. Bạn có bao giờ tự hỏi vậy tại sao phải biết địa chỉ IP để làm gì? Bạn có thể hiểu IP như sau:
- Bạn có thể hiểu địa chỉ IP hay chi tiết hơn là Internet Protocol, có nghĩa là địa chỉ giao thức của internet, nó tương tự như địa chỉ nhà hay địa chỉ doanh nghiệp vậy.
- Các thiết bị phần cứng trong mạng muốn kết nối và giao tiếp với nhau được đều phải có địa chỉ IP. Ví dụ IP address là 192.168.1.1, 10.1.10.1, 192.168.0.1 …
Tại sao phải dùng địa chỉ IP?
Địa chỉ IP được hiểu như là địa chỉ để bạn có thể xác định một thiết bị máy tính khác. Vậy dùng IP để làm gì? Có cần thiết lắm không? Câu trả lời là có. Địa chỉ IP sẽ giúp các thiết bị trên mạng internet phân biệt và nhận ra nhau, từ đó có thể giao tiếp với nhau. Nó cung cấp danh tính của các thiết bị được kết nối mạng, tương tự như địa chỉ nhà hay doanh nghiệp trong thực tế đều có vị trí cụ thể.
Giống như việc bạn muốn gửi thư tay hay quà cho bạn ở nước ngoài, bạn sẽ cần phải biết chính xác địa chỉ của người đó. Đồ bạn gửi có thể sẽ không đến tay người bạn của bạn nếu như không có địa chỉ mà chỉ có tên người nhận. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy suất được địa chỉ thông qua số điện thoại.
Bạn có thể hiểu đây là quy trình chung được sử dụng khi bạn gửi dữ liệu qua mạng internet. Dĩ nhiên cách thức thực hiện sẽ khác hơn một chút và điểm khác hoàn toàn đó là sự tự động, khác với sử dụng số điện thoại thì máy tính của bạn sử dụng DNS server để tra cứu tên người gửi hay đích đến (hostname) và tìm địa chỉ IP đó.
Chẳng hạn như khi bạn muốn tìm “cách kiểm tra IP” trên Google, yêu cầu này của bạn sẽ được chuyển đến DNS server để tìm kiếm những trang web có chứa kết quả địa chỉ IP tương ứng. Nhờ có IP máy tính nên các trang web có thể biết bạn đang muốn tìm thông tin gì.
Ưu điểm và nhược điểm của địa chỉ IP là gì?
IP giúp truy cập mạng lưới internet dễ dàng hơn thông qua giao thức kết nối thông minh . Ngoài ra IP cũng sẽ giúp việc quản lý hệ thống mạng của người dùng đơn giản hơn. Với mỗi máy tính, mỗi thiết bị đều có một địa chỉ IP riêng biệt.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng vẫn nó vẫn tồn tại những nhược điểm. Nếu bị hacker xâm nhập, người dùng sẽ dễ dàng bị khai thác các thông tin cá nhân thông qua địa chỉ IP. Ngoài ra, các hoạt động truy cập của người dùng cũng đều sẽ bị để lại địa chỉ IP.
Cách xác định địa chỉ IP trên máy tính
Để xác định địa chỉ IP trên máy tình thì không quá khó, đặc biệt với IP Public có rất nhiều cách cho bạn, nhưng đơn giản nhất là khi máy tính hay thiết bị của mạng có kết nối internet. Bạn có thể tìm địa chỉ IP public bằng cách sử dụng một số website hỗ trợ để biết được địa chỉ IP là gì, chẳng hạn như IP Chicken, WhatsMyIP.org, hay WhatIsMyIPAddress.com.
Ngược lại với IP Public, với IP Private bạn chỉ cần truy cập trong hệ điều hành Windows. Với cách này bạn có thể xem địa chỉ IP tĩnh của thiết bị là sử dụng lệnh ipconfig thông qua Command Prompt. Đối với hệ điều hành Linux, bạn nhập lệnh hostname –I (I viết hoa), ifconfig hoặc ip addr show trong cửa sổ Terminal. Điều này giống với hệ điều hành Mac OS, bạn sử dụng lệnh ifconfig là cách kiểm tra địa chỉ IP.
Các loại địa chỉ IP hiện nay
Phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà địa chỉ IP được phân làm 4 loại khác nhau như: địa chỉ IP công cộng hay được hiểu là IP Public, IP Private là địa chỉ IP riêng, Dynamic IP là địa chỉ IP động, địa chỉ IP tĩnh là Static IP.
IP Static – địa chỉ IP tĩnh
IP Static hay còn gọi là IP tĩnh, đây là cách đặt IP cho từng thiết bị hoàn toàn thủ công và không bị thay đổi theo thời gian.
IP công cộng – IP Public
IP public là địa chỉ IP công cộng được nhà cung cấp dịch vụ internet chỉ định. Đây là địa chỉ mà mạng gia đình hay doanh nghiệp sử dụng để liên lạc với các thiết bị kết nối internet khác, cho phép các thiết bị trong mạng truy cập web hay liên lạc trực tiếp với máy tính của người dùng khác.
Dynamic IP – địa chỉ IP động
IP Dynamic là IP động, bạn có thể hiểu là địa chỉ IP của máy tính và bạn có thể thay đổi. Điều này xảy ra hoàn toàn tự động và được quản lý bởi máy chủ được gọi là DHCP Server.
IP Private – địa chỉ IP riêng
IP Private hay còn gọi là IP riêng sử dụng trong nội bộ mạng LAN, giống như mạng gia đình hay mạng quán nét. Khác với IP công cộng, IP Private không thể kết nối với mạng internet, chỉ các thiết bị trong mạng mới có thể giao tiếp với nhau thông qua bộ định tuyến còn gọi là router. Địa chỉ IP riêng được bộ định tuyến gán tự động hoặc bạn có thể thiết lập theo cách thủ công.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về địa chỉ IP do Bstyle.vn biên dịch và tổng hợp. Hy vọng có thể giúp bạn có được những thông tin bổ ích.