Vốn hóa thị trường, và tổng tài sản của một công ty là một trong hai chỉ số quan trọng cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên bổ sung cổ phiếu của công ty đó vào danh mục đầu tư của bạn hay không.
Vốn hóa thị trường là gì?
Vốn hóa thị trường (tiếng Anh: Market Capitalization – Market Cap) là tổng giá trị của tất cả cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của một công ty.
Vốn hóa thị trường được xác định bằng cách nhân số cổ phiếu của một công ty đang lưu hành với giá thị trường hiện tại của cổ phiếu đó.
Vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành x giá thị trường của cổ phiếu
Ví dụ: Nếu giá một cổ phiếu là 50 USD và công ty có 100 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì vốn hóa thị trường của công ty đó là 5,0 tỷ đô la.
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin về giá trị vốn hóa của một công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán ở hầu hết các trang web về tài chính.
Market Cap nói gì với bạn?
Theo Investopedia, các công ty vốn hóa lớn thường có vốn hóa thị trường từ 10 tỷ USD trở lên. Những công ty này có từ lâu đời và thường là những công ty đầu ngành. Đầu tư vào các công ty vốn hóa lớn không nhất thiết mang lại lợi nhuận lớn trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, các công ty này thường có một sự gia tăng nhất quán về giá trị cổ phiếu và kèm theo cổ tức nhận được hàng năm.
Giá thị trường của cổ phiếu của một công ty niêm yết công khai sẽ thay đổi theo từng giây, nên mức vốn hóa thị trường cũng dao động tương ứng. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành cũng thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, thay đổi về số lượng cổ phiếu đang lưu hành là không thường xuyên và con số chỉ thay đổi khi công ty thực hiện một số hành động của công ty như phát hành thêm cổ phiếu hoặc công ty mua lại cổ phiếu của chính mình, v/v…
Vốn hóa thị trường liên quan trực tiếp đến giá cổ phiếu, nên giá trị của vốn hóa sẽ phản ánh những thứ không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán. Ví dụ các tài sản vô hình (thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, v/v…), triển vọng tăng trưởng, thị phần…
TOP 10 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất năm 2019
Dưới đây là top 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất năm 2019 (cập nhật tháng 01/2019)
Theo báo cáo 3 năm một lần của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế năm 2016, vốn hóa thị trường ngoại hối trung bình đạt 5,1 nghìn tỷ đô la mỗi ngày. Con số này giảm so với báo cáo trước đó vào năm 2013 là 5,4 nghìn tỷ USD
Vậy muốn có lời trên thị trường forex thì các bạn phải tham gian khoá học forex – ngoại hối cho người mới
Amazon Inc: 802.18 tỉ USD
Amazon là một công ty bán lẻ của Mỹ chuyên bán và giao hàng hóa khác nhau qua internet. Công ty được thành lập vào năm 1994 bởi Jeff Bezos. Amazon có trụ sở tại Seattle, WA, Hoa Kỳ.
Vào ngày 7 tháng 1 năm 2019, Amazon lần đầu tiên trở thành công ty đắt nhất thế giới , vượt qua đối thủ cạnh tranh – Microsoft.
Microsoft: 789.25 tỉ USD
Microsoft là công ty lớn thứ hai trên thế giới theo vốn hóa thị trường. Công ty hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm với các sản phẩm như Microsoft Office, Microsoft Windows, Xbox có trụ sở tại Redmond, Washington, Hoa Kỳ.
Tập đoàn nổi tiếng quốc tế được thành lập vào năm 1975 bởi Bill Gates, một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới.
Ngày nay, Microsoft là một trong những công ty hàng đầu trong thị trường phần mềm PC.
Alphabet: 737.37 tỉ USD
Google, công ty Internet nổi tiếng quốc tế, gần đây đã đổi tên chính thức thành Alpabet vì công ty đã ra khỏi phạm vi của công cụ tìm kiếm Google từ lâu và hiện tại nó cũng sở hữu rất nhiều công ty khác.
Sergey Brin và Larry Page, người cùng tạo ra công ty lớn vào năm 1998, là những người đồng sáng lập công ty này.
Apple: 720.12 tỉ USD
Apple được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 bởi Steve Wozniak, Ronald Wayne và Steve Jobs. Bộ ba ban đầu tham gia lắp ráp máy tính gia đình và sản xuất các mẫu PC độc quyền, nhưng thành công lớn nhất của họ chỉ đến trong những năm gần đây của công ty khi Apple giới thiệu dòng sản phẩm di động của riêng mình ra thế giới – điện thoại thông minh iPhone và máy tính bảng iPad .
Berkshire Hathaway: 482.36 tỉ USD
Berkshire Hathaway là công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, vận tải đường sắt, tiện ích, thực phẩm và phi thực phẩm có trụ sở tại Omaha, Nebraska, Hoa Kỳ. Giá cổ phiếu của công ty là 293,750 USD khiến nó trở thành cổ phiếu đắt nhất thế giới .
Công ty được biết đến với chủ sở hữu, một nhà đầu tư người Mỹ và một doanh nhân: Warren Buffett.
Facebook: 413.25 tỉ USD
Facebook được phát triển bởi Mark Zuckerberg vào tháng 2 năm 2004. Mạng xã hội Facebook hiện đang được hơn 1,86 tỷ người truy cập mỗi ngày.
Facebook có trụ sở tại Menlo Park, California, Hoa Kỳ.
Tencent: 400.990 tỉ USD
Tencent là một công ty liên doanh, một tập đoàn, một tổ chức đầu tư và là một trong những công ty lớn nhất trong ngành công nghiệp game.
Tổ chức đầu tư đa quốc gia Trung Quốc này, được thành lập vào năm 1998, ngày nay chiếm vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng các công ty đắt nhất thế giới.
Trụ sở của Tencent Seafront Towers (còn được gọi là Biệt thự Tencent Binhai) nằm ở quận Nanshan, Thâm Quyến.
Alibaba Group: 392.25 tỉ USD
Alibaba là một công ty thương mại điện tử có trụ sở tại Hàng Châu, Trung Quốc được thành lập vào ngày 4 tháng 4 năm 1999 bởi tỉ phú Jack Ma.
Johnson & Johnson: 347.99 tỉ USD
Johnson & Johnson là một công ty đa quốc gia của Mỹ sản xuất các thiết bị y tế, dược phẩm và các sản phẩm tiêu dùng. Công ty được thành lập bởi ba anh em – Robert Wood Johnson, James Wood Johnson và Edward Mead Johnson – vào năm 1886.
JPMorgan Chase: 332.24 tỉ USD
JPMorgan Chase là một ngân hàng thương mại lớn nhất ở Mỹ và lớn thứ 6 trên thế giới về tổng tài sản. JPMorgan Chase có trụ sở tại 270 Park Avenue, Manhattan, New York, Hoa Kỳ.