EPS là một chỉ số quan trọng trong quá trình phân tích, đánh giá một mã chứng khoán bên cạnh các chỉ số khác như P/E, ROE… Vậy chỉ số EPS là gì? Cùng Bstyle.vn tìm hiểu chỉ số EPS trong bài viết này nhé.
EPS là gì
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (tiếng Anh: Earning Per Share – EPS) là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần đang được lưu thông trên thị trường. EPS được coi là một thước đo thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty (hay một dự án đầu tư).
Cách tính EPS
EPS được tính bằng cách chia thu nhập ròng kiếm được trong một kỳ báo cáo nhất định (thường là quý hoặc năm) cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành trong cùng kỳ.
Vì số cổ phiếu đang lưu hành có thể dao động, nên khi tính toán, việc sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kì sẽ đem lại kết quả chính xác hơn.
Công thức:
EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.
Cổ phiếu ưu đãi được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn cổ phiếu phổ thông. Do đó cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được trừ trước khi tính toán EPS.
Ví dụ: Một công ty có thu nhập ròng là 20 triệu USD, trong đó 2 triệu USD được dành để trả cho các cổ đông ưu đãi. Công ty đang có trung bình 11 triệu cổ phiếu đang lưu hành. EPS của công ty sẽ được tính như sau:
EPS = (20 triệu USD – 2 triệu USD) / 11 triệu cổ phiếu = 1,63$ / cổ phiếu.
Trên thực tế, bạn không cần nhọc sức để tính toán chỉ số này, vì các trang web về tài chính hoặc trang web của các công ty môi giới chứng khoán đã giúp bạn làm điều đó.
Bạn có thể thấy trong hình 1, chỉ số EPS của VNM là 5.89. Điều đó có nghĩa là cứ mỗi cổ phiếu VND đang được giao dịch trên thị trường có giá 132.000 VNĐ sẽ mang về một khoản lợi nhuận là 5.890đ.
Ngoài chỉ số EPS cơ bản được nói đến ở trên, thì còn có một cách tính EPS khác chính xác hơn đó là EPS pha loãng.
EPS pha loãng là gì
Thu nhập pha loãng trên mỗi cổ phiếu (tiếng Anh: Diluted EPS) là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty được tính bằng cách sử dụng cổ phiếu bị pha loãng hoàn toàn.
Các công ty đôi khi sẽ phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm, và các quyền mua mà sau này được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai khiến EPS của công ty đó sẽ thay đổi, do số lượng cổ phiếu phổ thông tăng lên nhưng lại không có thêm dòng tiền chảy vào.
Nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chỉ số EPS cơ bản mà bỏ qua các yếu tố trên để dự doán EPS cho tương lai có thể dẫn đến sai lầm.
Hình 1: Cổ phiếu VNM có EPS cơ bản = EPS pha loãng = 5.89. Lý do là do VNM không có phát hành trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi,… có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
Vai trò của chỉ số EPS
Đối với doanh nghiệp
Như đã nói ở trên, EPS là mô tả thu thập trên mỗi cổ phần mà công ty tạo ra. Thể hiện lượng vốn cần thiết để một công ty tạo ra thu nhập ròng.
Nếu như các yếu tố khác cân bằng, hai công ty có thể có cùng tỉ lệ EPS nhưng công ty nào có ít cổ phần hơn tức là công ty đó sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Nếu một công ty có thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao, điều đó có nghĩa là công ty có nhiều tiền hơn để tái đầu tư hoặc phân phối cho các cổ đông dưới hình thức thanh toán cổ tức.
Đối với nhà đầu tư
Số liệu thu nhập trên mỗi cổ phần là một trong những biến số quan trọng nhất trong việc xác định giá cổ phiếu. Nó cũng là một thành phần chính được sử dụng để tính tỉ lệ giá theo thu nhập (P/E), trong đó E trong P/E đề cập đến EPS.
Khi EPS dương, công ty làm ăn có lãi, khả năng trả cổ tức cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao.
Ngược lại, khi EPS mang giá trị âm thì tức là công ty đang làm ăn thua lỗ trong kỳ đó.
Mặc dù EPS được sử dụng rộng rãi như một cách để theo dõi hiệu suất của các công ty. Tuy nhiên, khi công ty không chia cổ tức mà giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư khiến cho chỉ số EPS và giá cổ phiếu có thể khó xác định.
Ngoài ra, các công ty có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng công ty để đảm bảo “chất lượng” của tỉ lệ này.
Ví dụ: Công ty có thể mua lại cổ phiếu của chính họ, bằng cách làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành mà không thực sự tăng thu nhập ròng. Họ có thể làm chỉ số EPS tăng lên.
Do đó, nhà đầu tư không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các phân tích tài chính và các chỉ số khác.
Để biết cổ phiếu nào tốt hoặc không, bạn cần tham khảo các chỉ số khác bên dưới đây: