Remarketing và Retargeting là 2 thuật ngữ được đề cập nhiều trong giới marketer. Tuy nhiên có rất nhiều người nhầm lẫn, không thể phân biệt rõ giữa 2 thuật ngữ này. Dưới đây ta cùng tìm hiểu sâu hơn về chúng
Remarketing là gì?
Tiếp thị lại (thuật ngữ tiếng Anh: Remarketing) là hoạt động nhắc nhở đến khách hàng hoặc nó mô tả việc tương tác lại với khách hàng của bạn. Hiểu sâu hơn thì remarketing chính là sử dụng các chiến dịch email marketing nhằm gợi ý, nhắc nhở khách hàng về thao tác đang dang dở trong hành trình trải nghiệm web như: chưa hoàn thành thanh toán, quên mất sản phẩm trong giỏ hàng đã tiến hành trước đó (Remind). Hay dùng để thực hiện các chiến lược gia tăng bán hàng (upsell), bán chéo sản phẩm (cross-sell) nhằm thúc đẩy tăng doanh thu bán từ nhiều sản phẩm khác.
Ngoài ra, Remarketing còn được dùng để tiếp thị, chăm sóc khách hàng ở từng thời điểm, giai đoạn khác nhau khi khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc được cá nhân hóa để phù hợp với hành vi từng khách hàng khi họ truy cập trên website.
Remarketing hoạt động như thế nào?
Đầu tiên để tiếp thị lại một đối tượng (một khách hàng cụ thể) bạn cần biết họ đã làm gì và hoạt động như thế nào trên web. Vì vậy bạn cần theo dõi (tracking) tất cả cả hành vi đó thông qua 1 mã code theo dõi cài trên website của mình. Việc cài đặt và thu thập hành vi phải rõ ràng và chi tiết
- Khách vào website và có hành động chuyển đổi: đặt hàng, đăng ký, thanh toán,..
- Khách đã truy cập bao nhiêu lần
- Khách vào website bằng kênh nào? không phải bằng kênh nào?
- Khách đã hoàn thành mục tiêu cụ thể: đặt hàng giá trị bao nhiêu, mua hàng bao nhiêu hàng,..
Khi làm tốt phần tracking này nó sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về khách hàng của mình. Từ đó lựa chọn các công cụ chiến dịch tiếp thị lại phù hợp. Tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân.
Trước đây remarketing được triển khai chủ yếu trên chiến dịch email, nhưng giờ đây có nhiều công cụ khác tham gia vào hoạt động này hơn như notification, messages…
Retargeting là gì?
Retargeting hay còn gọi là nhắm chọn lại. Đây là một kỹ thuật bám đuổi khách hàng thông qua các hình thức quảng trả tiền. Cụ thể, Một người dùng khi truy cập vào trang web, khi họ thoát khỏi trang, dữ liệu của họ sẽ được lưu lại trên cookie. Từ đây nhà quảng cáo sẽ nhắm mục tiêu tới họ trên các site khác mà họ truy cập. Sử dụng Retargeting được thực hiện thông qua mạng lưới các bên thứ ba như Google, Criteo… sẽ cho phép nhà quảng cáo có cơ hội nhắm tới người dùng ở bất cứ đâu chỉ cần họ có kết nối internet. Điều này sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu sản phẩm của bạn đồng thời kích thích họ quay lại web/Landing page mua hàng làm tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tốt hơn.
Có rất nhiều chiến thuật nhắm mục tiêu (Targeting) trên các kênh khác nhau. Dưới đây là 6 kiểu Retargeting hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
- Nhắm chọn lại theo hành vi truy cập trang (Site Retargeting)
- Nhắm chọn lại động (Dynamic Retargeting)
- Nhắm chọn lại trên mạng xã hội (Social Media Retargeting)
- Nhắm chọn lại theo hành vi tìm kiếm (Search Retargeting)
- Nhắm chọn lại theo danh sách kèm kết quả tìm kiếm (Retargeting list for search ads – viết tắt là RLFSA)
- Nhắm chọn lại theo thư điện tử & CRM (Email & CRM Retargeting)
Retargeting hoạt động như thế nào?
Tương tự như remarketing. Sau khi người dùng truy cập trang web, dữ liệu của họ sẽ được lưu lại trên cookie từ đó ta có thể đưa các quảng cáo tới họ trên các trang web khác mà họ truy cập. Khi đi tới đâu, họ sẽ thấy thương hiệu, sản phẩm mà họ từng tương tác (xem, click…) hiển thị theo. Chính vì thế để nhắm chọn lại, buộc khách hàng phải từng có tương tác với bạn.
Đây là những kích hoạt mà bạn có thể sử dụng trong nhắm mục tiêu lại:
- Lịch sử tìm kiếm trực tuyến của người dùng
- Người dùng có cùng sở thích với đối tượng khách hàng hiện tại của bạn.
- Người dùng đã tương tác với bất kỳ nội dung nào đó của bạn như bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, quảng cáo, video, v.v.
- Người dùng gần đây đã truy cập một trang web tương tự
- Những người đăng ký đã tương tác với email của bạn. Chẳng hạn, mở bản tin hoặc nhấp vào liên kết…
Sự khác nhau giữa remarketing và retargeting

Nhìn chung mục đích của Remarketing hay Retargeting đều là tiếp cận lại khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ truy cập lại website/Landing page nhằm mục đích kích thích mua hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Nhưng cách triển khai thực hiện chúng lại khác nhau. Remarketing có thể triển khai dưới nhiều hình thức nhưng đa phần sử dụng trong Email marketing. Còn Retargeting thường sử dụng quảng cáo trả tiền để đeo bám khách hàng.
Đối với Remarketing, là công cụ bạn mong muốn khách hàng có thể mua hàng nhanh chóng hơn. Đối tượng khách là những người có hứng thú với sản phẩm của bạn. họ đã có những hành động thể hiện như bỏ giỏ hàng (có ý định mua)..
Retargeting là công cụ bạn dành cho những người thể hiện sự quan tâm đối với sản phẩm của bạn(ghé thăm website). Sau đó bạn nhắm mục tiêu lại để giữ thương hiệu trong tâm trí của những người khách đó. Lặp lại việc truyền tải thông điệp bạn có sản phẩm họ đã quan tâm. Để khi họ phát sinh nhu cầu mua sắm thì bạn sẽ trở thành thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của họ.
Như vậy ta có thể thấy, khách hàng ta remarketing sẽ có tiềm năng hơn khách hàng retargeting ( xét trên phương diện hành động mua hàng).
Mặc dù mục tiêu của cả tiếp thị lại và nhắm mục tiêu lại là như nhau, Nhưng để tác động đến việc chuyển đổi từ những khách hàng tiềm năng, ta cần sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu này.
Tiếp thị lại (remarketing) tập trung vào các chiến dịch email, messages.., là những kênh truyền tải thông tin tốt nhất, đầy đủ nội dung. Trong khi quảng cáo nhắm mục tiêu lại bị giới hạn về lượng nội dung bạn muốn nhắc nhưng lại là kênh giúp gọi nhắc thương hiệu hiệu quả. Điều này sẽ cho ta nhiều ý tưởng hơn khi sử dụng kết hợp cả 2 công cụ.
Sự linh hoạt trong việc kết hợp 2 công cụ sẽ đạt được hiệu quả tốt cho bạn.
Trên đây là những chia sẻ về 2 thuật ngữ remarketing và retargeting. Để hiểu sâu và rõ hơn về chúng, bạn cần có những trải nghiệm, sử dụng công cụ vào thực chiến. Hy vọng những chia sẻ phải trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và là tiền đề cho những tìm hiểu sâu hơn.