Việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trong mua sắm, chi tiêu sinh hoạt là một hình thức tiêu dùng hiện đại phổ biến hiện nay. Vậy thẻ tín dụng là gì? sử dụng thẻ có ưu điểm gì? Cùng Bstyle.vn giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây nhé.
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng (tiếng Anh: Credit Card) là loại thẻ do ngân hàng phát hành cho phép người sở hữu có thể thanh toán trước mà không cần phải có sẵn tiền trong thẻ.
Hiểu một cách đơn giản, thẻ tín dụng là thẻ cho phép bạn “tiêu xài trước, thanh toán sau“.
Số tiền tối đa mà bạn có thẻ chi tiêu khi sử dụng thẻ được gọi là hạn mức tín dụng. Hạn mức này cao hay thấp tùy thuộc vào hồ sơ mở thẻ và điều kiện mà chủ thẻ có thẻ đáp ứng với ngân hàng (thông thường dựa trên thu nhập hàng tháng).
Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn sẽ được miễn lãi suất trong 45 ngày, sau khoảng thời gian này nếu bạn không thanh toán số tiền đã sử dụng, ngân hàng sẽ tính lãi suất như lãi suất cho vay, ngày tính lãi suất sẽ phụ thuộc vào ngày thanh toán thẻ theo kỳ sao kê.
Các loại thẻ tín dụng
Có hai loại thẻ tín dụng đó là:
- Thẻ tín dụng nội địa: Chỉ sử dụng cho các giao dịch trong nước
- Thẻ tín dụng quốc tế: Có liên kết Mastercard/Visa, thanh toán được cả trong và nước ngoài.
Lợi ích của thẻ tín dụng
Tại các nước tiên tiến, hầu hết mọi người đều sử dụng thẻ tín dụng khi thanh toán và giao dịch hơn là sử dụng tiền mặt, bởi:
Thanh toán dễ dàng: Thẻ tín dụng giúp bạn thanh toán thuật tiện và dễ dàng như khi mua sắm tại siêu thị, thanh toán trực tuyến, thanh toán hóa đơn hay đặt vé máy bay…
Thanh toán chậm: Bạn không cần phải sử dụng khoản tiền lớn một lúc khi mua sắm. Thẻ tín dụng giúp bạn mua hàng trước, và sau đó “trả dần” số tiền thanh toán trong tài khoản.
Kiểm soát chi tiêu: Mọi chi tiêu của bạn sẽ được sao kê và cuối tháng ngân hàng sẽ gửi sao kê về các giao dịch phát sinh trong tháng giúp bạn thống kê lại chi tiêu của mình và có những kế hoạch tài chính hợp lý hơn trong lương lai.
Nhiều ưu đãi: Các ngân hàng thường cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán như giảm giá, hoàn tiền, tích điểm khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ…
Nhược điểm của thẻ tín dụng
Mặc dù có nhiều lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng nhưng nó cũng có những hạn chế mà người sử dụng thẻ cần phải đặc biệt lưu ý:
Lãi suất quá hạn: Sau 45 ngày được miễn lãi suất, nếu khách hàng chưa hoàn trả hoặc hoàn trả chưa đủ số tiền đã chi tiêu thì số tiền đó sẽ bị tính lãi suất khá cao.
Phí rút tiền mặt: Phí rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng là 4% trên tổng số tiền đã rút.
Chi tiêu quá đà: Việc chi tiêu quá đà sẽ khiến bạn mắc nợ ngân hàng một số tiền lớn. Nếu bạn mất khả năng chi trả, việc cộng dồn lãi suất sẽ khiến bạn càng khó hoàn trả hơn.
Mất thẻ: Hầu hết các điềm mua sắm hoặc website thương mại điện tử nước ngoài không yêu cầu mã OTP khi giao dịch. Khi bạn làm mất thẻ, kẻ gian sẽ lợi dụng thực hiện các giao dịch khiến bạn bị mất một số tiền lớn.
Vì vậy, khi bị mất thẻ, bạn cần liên hệ ngay với ngân hàng để khóa tài khoản thẻ của mình. Ngoài ra, bạn không nên cung cấp số thẻ tín dụng của mình cho người khác trừ người thân quen để tránh bị mất cắp và nên ký vào mặt sau của thẻ để hạn chế tình trạng mất tiền khi thẻ bị rơi vào tay kẻ xấu. Nhiều nơi chấp nhận thẻ tín dụng có thể đối chiếu chữ ký trên mặt sau thẻ với chữ ký người sử dụng để biết được đó có thực sự là người sở hữu thẻ hay không.
Cách sử dụng thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng như thế nào chắc hẳn là thắc mắc của nhiều khách hàng mới đăng ký mở thẻ và chưa sử dụng lần nào. Dưới đây là cách sử dụng thẻ tín dụng khi mua sắm, rút tiền và trả góp.
Mua sắm bằng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng được phát hành sau khi nhà cung cấp dịch vụ tín dụng duyệt chấp thuận tài khoản thẻ, sau đó chủ thẻ có thể sử dụng nó để mua sắm tại các điểm bán hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Khi mua sắm, người dùng thẻ chỉ cần “quẹt thẻ” sau đó thực hiện cam kết sẽ trả tiền cho nhà phát hành thẻ và thực hiện cam kết đó bằng cách ký tên lên hóa đơn có ghi chi tiết của chủ thẻ cùng với số tiền, hoặc bằng cách nhập mã PIN. Ngoài ra, nhiều điểm bán hàng cũng chấp nhận hình thức xác minh qua điện thoại hoặc xác minh qua internet cho những giao dịch được gọi là giao dịch vắng chủ thẻ (CNP – Card/Cardholder Not Present).
Các mua sắm bằng thẻ tín dụng:
- Bước 1: Sau khi mua sắm xong, bạn đưa thẻ cho nhân viên tại nơi chấp nhận thẻ tín dụng để thực hiện thanh toán.
- Bước 2: Nhân viên tại đây sẽ đưa thẻ vào máy thanh toán thẻ, nhập số tiền giao dịch, in hóa đơn giao dịch thẻ và yêu cầu bạn ký.
- Bước 3: Trước khi ký xác nhận, bạn cần kiểm tra các thông tin trên hóa đơn thanh toán để đảm bảo thông tin chính xác.
- Bước 4: Bạn nhận lại thẻ và một liên hóa đơn ngay khi hoàn tất việc thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Đối với trường hợp mua sắm online, trong phần thanh toán, bạn chỉ cần nhập thông tin như Số tài khoản, ngày hết hạn, mã CVV, CVC là được.
Rút tiền thẻ tín dụng
Chủ thẻ có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng của mình nếu muốn. Tuy nhiên, việc rút tiền bằng thẻ tín dụng nên được hạn chế tối đa và chỉ sức dụng khi cần thiết thì mức phí rút tiền mặt khá cao lên tới 4% tổng số tiền rút.
Để thực hiện rút tiền mặt thẻ tín dụng, bạn cần tới các ATM có biểu tượng như MasterCard, Visa… gắn với thẻ tín dụng của bạn để rút tiền.
Việc rút tiền cũng tương tự như khi bạn sử dụng thẻ ATM, bạn chỉ cần nhập mã PIN và chọn số tiền muốn rút là bạn sẽ rút được tiền.
>> Tham khảo thêm: Cách rút tiền thẻ tín dụng không phải ai cũng biết
Trả góp bằng thẻ tín dụng
Hiện nay, hầu hết các cửa hàng hoặc trang thương mại điện tử cho phép bạn thanh toán trả góp bằng thẻ tín dụng khi mua sắm với mức lãi suất thấp hoặc mức lãi suất ưu đãi 0%. Điều này giúp bạn giảm bớt gánh nặng tài chính phải thanh toán 1 lần.
Quy trình trả góp bằng thẻ tín dụng cực kỳ đơn giản: Bạn chỉ cần mua hàng và chọn cách thanh toán toàn bộ số tiền bằng thẻ tín dụng của mình.
Sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ (tiếng Anh: Debit Card) là loại thẻ do ngân hàng phát hành mà bạn chỉ có thể chi tiêu giới hạn trong số tiền bạn đã nạp vào tài khoản ngân hàng đi kèm với thẻ đó.
Nói cách khác, thẻ ghi nợ là thẻ mà bạn “có bao nhiêu xài bấy nhiêu“.
Việc mở thẻ ghi nợ cực kỳ đơn giản, ngân hàng sẽ không xét duyệt hồ sơ giống như khi bạn mở thẻ tín dụng.
Tương tự như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng có hai loại: thẻ ghi nợ nội địa dùng cho các thanh toán nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế được dùng để thanh toán cả nội địa lẫn quốc tế.
Ví dụ: Nếu bạn có 10 triệu trong tài khoản của mình, bạn sử dụng thẻ ghi nợ của mình để mua một món hàng trị giá 5 triệu, số dư tài khoản của bạn sẽ giảm xuống còn 5 triệu ngay khi mua.
Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng để mua món hàng trị giá 5 triệu, tức là bạn đã vay 5 triệu từ ngân hàng và khoản vay đó được miễn lãi trong 45 ngày đầu tiên. Sau 45 ngày, nếu bạn không thanh toán số tiền đó cho ngân hàng, khoản vay đó sẽ bị tính lãi.
Tại Việt Nam, bạn có thẻ mở thẻ tín dụng (Credit Card) và thẻ ghi nợ (Debit Card) nội địa và quốc tế ở hầu hết các Ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Sacombank, Vietinbank, Vp Bank… Vì vậy, khách hàng muốn làm bất kỳ loại thẻ thanh toán nào có thể đến các chi nhánh hoặc trụ sở các Ngân hàng gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ mở thẻ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc thẻ tín dụng là gì và biết được cách sử dụng như thế nào. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng lần đầu tiên bạn nên gọi điện đến số tổng đài của ngân hàng bạn mở thẻ để được trợ giúp một cách tốt nhất nhé.
Nguồn tham khảo:
Từ khóa tìm kiếm trên google: quẹt thẻ tín,thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì, dư nợ cuối kỳ là gì, thẻ tín dụng và thẻ thanh toán, mở thẻ tín dụng, làm thẻ tín dụng, đáo hạn thẻ tín dụng, lãi suất thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng là gì, số thẻ tín dụng là gì, trả góp qua thẻ tín dụng là gì, thẻ tín dụng quốc tế là gì